Nhật Bản sẽ “cho nghỉ hưu” các nhà máy điện hạt nhân
Nhật Bản hướng tới giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, tân Thủ tướng Yoshihiko Noda đã phát biểu như vậy trong bài diễn văn về chính sách của chính phủ mới lần đầu tiên tại Quốc hội nước này.
Thủ tướng Nhật Bản Y. Noda cam kết giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân
Lập trường của ông Noda trái ngược với quan điểm của người tiền nhiệm Naoto Kan khi ông kêu gọi Nhật Bản chấm dứt sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng hạt nhân sau trận động đất, sóng thần hôm 11-3 gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Ông Noda cho hay, Nhật Bản phải cố gắng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân “càng nhiều càng tốt” trong trung và dài hạn và các nhà máy điện hạt nhân hiện tại sẽ được tái khởi động sau khi kiểm tra an toàn nhằm cứu nền kinh tế Nhật Bản. Theo ông Noda, Cơ quan An ninh và An toàn hạt nhân Nhật Bản sẽ được thành lập trực thuộc Bộ Môi trường nhằm thống nhất việc quản lý đối với vấn đề an toàn năng lượng hạt nhân. Dự kiến, nước này sẽ đưa ra bản kế hoạch năng lượng mới vào khoảng mùa hè năm 2012 để thay thế cho chính sách năng lượng hiện thời.
Video đang HOT
Trước khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản phấn đấu đến năm 2030, năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng hơn 50% nhu cầu điện của nước này, tăng từ khoảng 30% so với trước thời điểm 11-3. Tuy nhiên, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản hôm 2-9, ông Noda cho biết, thật “không thực tế” để xây dựng các lò phản ứng mới, còn những lò phản ứng hiện tại sẽ bị loại bỏ khi hết hạn sử dụng. Hiện chỉ có 12 trong tổng số 54 lò phản ứng đang hoạt động tại Nhật Bản.
Thủ tướng Noda cũng chỉ ra rằng, do nguồn nhiên liệu hóa thạch hạn chế, Nhật Bản phải đi đầu trong việc tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế. Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế Hòa bình xanh, bằng cách chuyển sang năng lượng thay thế, Nhật Bản có thể đóng cửa vĩnh viễn tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2012, mà vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế và đạt được các mục tiêu giảm khí thải carbon dioxide. Tổ chức Hòa bình xanh kêu gọi Nhật Bản tăng sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời từ mức 3.500 megawatts hiện tại lên 47.200 megawatts vào năm 2015. “Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp năng lượng thay thế của Nhật Bản không chỉ cho phép nước này “cho nghỉ hưu” các nhà máy điện hạt nhân hiện tại mà còn tạo cơ hội lớn thúc đẩy nền kinh tế bằng cách tạo ra hàng nghìn việc làm xanh”, ông Sven Teske thuộc Tổ chức Hòa bình xanh nhận định.
Trang trại gió nổi gần nhà máy Fukushima Daiichi
Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một trang trại gió nổi gần nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima Daiichi trong nỗ lực tái thiết nước này sau thảm họa kép hồi tháng 3 vừa qua, một quan chức giấu tên thuộc chính phủ Nhật Bản ngày 15-9 cho biết. “Việc xây dựng các tua bin năng lượng gió trên đất liền sẽ khó khăn hơn do các vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và điều chỉnh quy hoạch. Do vậy, chúng tôi đang nhắm đến khu vực ngoài khơi tỉnh Fukushima”, quan chức trên nói.
Dự án này dự kiến tiêu tốn khoảng 20 tỷ yên (261 triệu USD) với 6 tua bin gió, mỗi tua bin có công suất 2 megawatts. Các nhà thiết kế hy vọng trang trại gió nổi này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.
Theo ANTD
Tân thủ tướng Nhật ủng hộ năng lượng hạt nhân
Ông Yoshihiko Noda được bầu làm thủ tướng Nhật Bản hôm nay và cho biết ông mong muốn khôi phục lòng tin với năng lượng hạt nhân.
Ông Yoshihiko Noda, tân thủ tướng Nhật Bản. Ảnh: kyodonews
Trở thành tân thủ tướng Nhật Bản đồng nghĩa với việc ông Noda phải đối mặt với một loạt những thách thử trong nhiệm kỳ trước mắt, trong đó có việc chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản. Ông cho biết các lò phản ứng hạt nhân đang đóng cửa sẽ được tái hoạt động ngay khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn. Ông cho rằng cần phải khôi phục lòng tin vào năng lượng hạt nhân, trái với quan điểm của người tiền nhiệm Naoto Kan về chủ trương một xã hội không có điện hạt nhân.
Tân thủ tướng cho biết sẽ nỗ lực xây dựng sự thống nhất trong nội bộ đảng đang chia rẽ và gắn kết với đảng đối lập. Ông ủng hộ ý tưởng thành lập một đại liên minh với đảng đối lập chính là đảng Dân chủ Tự do. Bên cạnh đó, tân thủ tướng cũng phải nỗ lực giải quyết các vấn đề kinh tế như việc đồng yen tăng giá và gánh nặng nợ công. Ông cho biết ưu tiên hàng đầu sẽ là tái thiết vùng đông bắc bị ảnh hưởng lớn sau động đất.
Về chính sách đối ngoại, giống như hầu hết các chính trị gia Nhật Bản, ông Noda ủng hộ một liên minh an ninh lớn mạnh với Mỹ và quan tâm đến sự tăng cường hải quân cũng như chi phí quốc phòng đang tăng lên của nước láng giềng Trung Quốc.
Ông Yoshihiko Noda, 54 tuổi, tốt nghiệp trường đại học Waseda, được bầu vào quốc hội Nhật Bản từ năm 1993, khi còn là thành viên đảng Nhật Bản Mới và từng là một đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Naoto Kan. Ông được quốc hội Nhật bầu làm thủ tướng sau khi đánh bại các đối thủ trong đảng cầm quyền Dân chủ Nhật Bản (DPJ) để trở thành tân lãnh đạo đảng hôm qua. Ông là thủ tướng thứ 6 của Nhật Bản trong vòng 5 năm qua và là thủ tướng thứ ba từ khi DPJ lên nắm quyền hai năm trước. Dự kiến danh sách nội các và các lãnh đạo đảng sẽ được quyết định trong những ngày tới.
Theo VNExpress
Nhật dự định dùng ODA hỗ trợ khu vực động đất Các quan chức Nhật Bản ngày 14/9 cho biết chính phủ nước này dự định sử dụng khoảng 5 tỷ yen trong chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để giúp tiêu thụ các sản phẩm ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do trận động đất-sóng thần hồi tháng Ba. Nội các của Tân thủ tướng Yoshihiko Noda...