Nhật Bản sắp “thay máu” hạm đội chiến đấu cơ
Trong một nỗ lực nhằm đối trọng với Trung Quốc và Nga về việc triển khai chiến đấu cơ tàng hình mới, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chuẩn bị có kế hoạch đại tu hàng tỉ USD cho hạm đội chiến đấu cơ già cỗi của mình.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda duyệt đội danh dự Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại căn cứ không quân Hyakuri, phía bắc Tokyo ngày 16.10.
Rắc rối
Hôm nay, Nhật Bản tổ chức biểu dương không quân – một trong những lực lượng hùng mạnh nhất Châu Á. Chiến đấu cơ mang biểu tượng mặt trời đỏ đang lên gầm rú trên bầu trời. Tuy nhiên, rắc rối duy nhất là gần như toàn bộ chiến đấu cơ của Nhật Bản đều bị “nằm đất”.
Nguyên nhân là do một tuần trước đây, toàn bộ hạm đội máy bay tiêm kích F-15 của Nhật đều bị ngừng hoạt động để vào xưởng kiểm tra an toàn sau một tai nạn giữa không khung. Trong buổi trình diễn hôm nay, những chiến binh F-15 chỉ làm nhiệm vụ “khoe sức mạnh” trên mặt đất, không được cất cánh. Hồi tháng 7, một chiếc F-15 cất cánh từ Okinawa đã bị rơi xuống biển, phi công mất tích. Trong sự cố lần thứ 2, bình nhiên liệu rỗng nặng 155kg và một phần của tên lửa giả đột ngột rơi khỏi máy bay chiến đấu F-15 xuống một cánh đồng khi chuẩn bị hạ cánh.
Sau nhiều năm trì hoãn và đấu tranh về ngân sách, dự kiến cuối tháng 12 năm nay Nhật Bản sẽ công bố thỏa thuận mua máy bay chiến đấu mới mà được cho là có thể sẽ định hình nền an ninh hàng không Châu Á trong nhiều thập kỷ tới.
“Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang trên đà trở thành một trong những lực lượng hùng mạnh nhất” – Michael Austin, chuyên gia về an ninh Nhật Bản tại Viện doanh nghiệp Mỹ, Washington nói. “Với quá trình lựa chọn chiến đấu cơ, Nhật sẽ phát tín hiệu liệu có đủ sức cạnh tranh với những lực lượng không quân hàng đầu trong khu vực trong vài thế hệ tiếp theo hay không”.
Video đang HOT
Với 362 máy bay tiêm kích, hầu hết là F-15, F-4 và F-2, Nhật Bản đã là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất khu vực. Nhưng các nhà hoạch định từ lâu đã quan ngại về sự già cỗi của phi đội máy bay chiến đấu nói trên, nhất là trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Nga liên tục củng cố sức mạnh không quân. Nhật Bản đã sử dụng F-15 từ đầu những năm 1980, dù đã được nâng cấp nhiều lần.
6 chiếc máy bay huấn luyện T-4 cất cánh trên bầu trời Tokyo.
Lựa chọn
Sự lựa chọn đầu tiên của Nhật Bản là máy bay tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, có thể bay ở tốc độ siêu thanh và được các chuyên gia hàng không ca ngợi như máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Nếu sở hữu phi đội F-22, Nhật Bản sẽ có bước nhảy vọt. Tuy nhiên, bởi công nghệ nhạy cảm nên Quốc hội Mỹ đã phản đối việc bán F-22 ra nước ngoài.
Bên cạnh F-22, Nhật Bản cũng đang xem xét đặt hàng F-35 của nhà sản xuất Lockheed, F/A 18 Super Hornet của Boeing và chiến đấu cơ Typhoon của Châu Âu. Thỏa thuận gây tranh cãi này trị giá tổng cộng khoảng 8 tỉ USD, dự kiến những chiếc máy bay đầu tiên sẽ bàn giao cho Nhật vào năm 2016.
Nhiều khả năng Nhật sẽ chọn một trong những chiến đấu cơ của Mỹ, bởi Washington là đồng minh chính của Tokyo. Khoảng 50.000 lính Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản theo hiệp ước an ninh. Do đó, không quân Nhật tiếp tục sẽ phối hợp chặt chẽ với đồng minh Mỹ và việc sử dụng loại vũ khí chiến đấu chung sẽ làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Mối quan ngại chính của Nhật Bản là Nga, Trung Quốc và đe dọa từ Triều Tiên về tên lửa đạn đạo. Quân đội Trung Quốc gần đây đã bay thử nghiệm thành công máy bay tàng hình Chengdu J-20. Mặc dù phải mất nhiều năm nữa Chengdu J-20 mới có thể đưa vào hoạt động, nhưng đã được xem là một đối thủ của F-22.
Trong khi đó, chiếc chiến đấu cơ mới toanh của Nga mang tên Sukhoi T-50 cũng đã cất cánh vào năm ngoái. Máy bay này được phát triển chung với Ấn Độ. T-50 không chỉ được xem là một động lực cho sức mạnh không quân Nga, mà còn là mối quan tâm của Nhật, bởi lẽ quan hệ Nga – Nhật gần đây không mấy “trời êm bể lặng” xung quanh chuỗi quần đảo tranh chấp Kuril.
Tất cả những thách thức trên càng khiến Nhật đẩy nhanh quyết tâm đại tu hạm đội chiến đấu cơ già cỗi và đẩy Tokyo gần hơn với Washington. Năm ngoái, Nhật đồng ý cho phép máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ Mỹ trên không. Thỏa thuận này chỉ cho phép tiếp nhiên liệu trong các cuộc diễn tập, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là một bước nhằm tiến tới việc củng cố khả năng của hai nước để cùng nhau ứng phó với các mối đe dọa trong khu vực.
Theo Lao Động
Nhật Bản kêu gọi cơ chế an ninh hàng hải mới cho Biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố đang lên kến hoạch đề nghị Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thiết lập một cơ chế chung về an ninh hàng hải, khi ông tham dự hội nghị này vào tháng tới tại Indonesia - các quan chức Nhật Bản cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.
Theo các quan chức Nhật Bản, sáng kiến này không đơn thuần là một diễn đàn thảo luận, mà là một cơ chế xem xét các biện pháp cụ thể, để bảo đảm vấn đề an ninh trên biển, trong đó có việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cơ chế mới về an ninh hàng hải này hoạt động trên cơ sở các cuộc họp cấp quan chức cao cấp và chuyên gia đến từ 18 quốc gia thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (gồm 10 nước ASEAN cùng Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, New Zealand, Trung Quốc và Australia).
Tokyo tin tưởng rằng cơ chế này sẽ dẫn đến một khuôn khổ đa phương mới để giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Nhật Bản hy vọng là các lãnh đạo 10 nước ASEAN cùng các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, New Zealand, Trung Quốc và Australia sẽ đạt được đồng thuận trên kế hoạch của Nhật Bản, để khởi động cơ chế này và ghi nhận trong bản Tuyên bố chung.
"Nhật Bản tin rằng các cuộc gặp cấp chuyên viên với các quan chức chính phủ cấp cao và chuyên gia 18 nước sẽ dẫn đến một khung đa phương mới để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và các vùng biển lân cận", hãng tin Kyodo hôm qua dẫn lời một quan chức nói.
"Nếu các nước trong nhóm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đồng ý tổ chức các cuộc họp, các nhà lãnh đạo sẽ có thể thảo luận về việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông mang tính chất ràng buộc".
Giới quan sát nhận định là sáng kiến mà thủ tướng Nhật Bản dự trù đưa ra nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tới đây là một cố gắng khác của Tokyo nhằm đối phó với thái độ quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực.
Hôm 28/9, Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp với các đoàn đại biểu của các nước trong ASEAN bàn về tình hình căng thẳng đang leo thang tại Biển Đông. Cuộc họp cấp Thứ trưởng tập trung thảo luận về nhu cầu đạt được sự đồng thuận về quyền tự do hàng hải chiếu theo luật biển quốc tế.
Nhật Bản đưa ra kêu gọi trên cùng lúc 10 thành viên của ASEAN đang trong quá trình phác thảo các yếu tố chính cho một bộ quy tắc ứng xử thực thụ, nhằm cải thiện bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002.
Theo Dân Trí
Nhật Bản muốn dân Fukushima quay về nhà Nhật Bản dỡ bỏ khuyến cáo di tản tại 5 khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima và khẳng định những nơi này đã an toàn để người dân trở về. Người dân Fukushima tại một trại tạm trú ở tỉnh Fukushima. Ảnh: AFP. Chính phủ Nhật Bản hôm qua cho biết đã dỡ bỏ khuyến cáo di tản tại 5...