Nhật Bản sẵn sàng với kịch bản Omicron lây mạnh trong cộng đồng
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/12, một ngày sau khi Nhật Bản phát hiện trường hợp lây nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng, Thủ tướng Kishida Fumio tuyên bố Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp tổng thể để đối phó với biến thể này của virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Từ ngày 25/12, tất cả du khách từ phần lớn các bang của Mỹ đến Nhật Bản sẽ phải cách ly ở các cơ sở được chỉ định trong 3 ngày. Quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với các du khách đến từ Ecuador, Litva, Nga và Slovakia. Riêng các du khách đến từ hai bang New York và Hawaii của Mỹ sẽ phải cách ly 6 ngày ở các cơ sở do chính phủ chỉ định. Đây là nỗ lực mới nhất của Chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn ngừa sự lây lan của biến thể Omicron ở nước này.
Phát biểu tại một hội nghị ở Tokyo, Thủ tướng Kishida nhấn mạnh tận dụng khoảng thời gian có được thông qua việc tăng cường kiểm soát biên giới kể từ cuối tháng 11, Nhật Bản đã đẩy nhanh các nỗ lực cải thiện việc phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị sớm. Ông cũng cho biết Nhật Bản đã nỗ lực để đảm bảo đủ giường bệnh cho bệnh nhân mắc COVID-19 cũng như phòng khách sạn để cách ly những người nhiễm bệnh, đồng thời tăng cường hợp tác giữa các cơ sở y tế.
Khẳng định trên được nhà lãnh đạo Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về biến thể Omicron sau khi tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, ghi nhận 3 thành viên trong một gia đình không có tiền sử du lịch nước ngoài phát hiện nhiễm biến thể mới mà không rõ nguồn lây.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 30/11, Nhật Bản đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron là một người đàn ông trở về từ Namibia. Ngay lập tức, Nhật Bản ra lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh và biện pháp này sẽ được áp dụng ít nhất cho đến đầu năm sau khi Tokyo thu thập thêm thông tin về biến thể mới.
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên tới nay, Nhật Bản đã ghi nhận 160 ca nhiễm biến thể này trên toàn quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin tuyên bố tạm dừng bán vé xe bus và vé máy bay thuộc Chương trình Hành lang du lịch tiêm chủng (VTL) giữa Malaysia và Singapore từ ngày 23/12/2021 đến ngày 20/1/2022.
Bộ trưởng Khairy cho biết quyết định được đưa ra dựa trên một báo cáo của Bộ Y tế Singapore sau khi phát hiện một ổ dịch COVID-19 tại nước này, trong đó nhiều khả năng có hai ca mắc biến thể Omicron. Đáng chú ý, 3 trường hợp trong số này không đi du lịch ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông, những du khách đã mua vé VTL đường bộ và đường không cũng như đáp ứng các điều kiện theo quy định có thể tiếp tục thực hiện chương trình này.
Dự kiến Chương trình VTL có thể được mở lại vào ngày 21/1/2022 dựa trên các đánh giá rủi ro về tình hình dịch COVID-19 hiện tại ở cả hai nước. Bộ trưởng Khairy cũng kêu gọi các du khách nâng cao trách nhiệm và tuân thủ nghiêm Quy trình Vận hành tiêu chuẩn (SOP) thông qua tự xét nghiệm ngẫu nhiên virus SARS-COV-2.
Cùng ngày, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cũng đưa ra quyết định tương tự.
Ngày 29/11, Malaysia và Singapore đã khởi động Chương trình VTL đường không và đường bộ giữa hai nước dành cho những du khách đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19. Du khách không cần phải cách ly tại điểm đến, nhưng phải thực hiện xét nghiệm trước khi khởi hành và sau khi nhập cảnh.
Nhật Bản phát hiện các ca lây nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng
Ngày 22/12, Nhật Bản thông báo các ca lây nhiễm cộng đồng có thể là đầu tiên biến thể Omicron tại tỉnh Osaka.
Ba người phát hiện nhiễm biến thể Omicron là thành viên của một gia đình không có lịch sử đi nước ngoài.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc Osaka, Hirofumi Yoshimura thông báo đây có thể là lây nhiễm cộng đồng đầu tiên biến thể Omicron tại Nhật Bản. Quốc gia châu Á này đang kiểm soát biên giới chặt chẽ nhằm ngăn chặn Omicron, biến thể hiện lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới.
- Bộ Y tế New Zealand ngày 22/12 thông báo 6 ca nhiễm mới biến thể Omicron trong những người gần đây quay trở về từ nước ngoài đang cách ly tại cơ sở cách ly và cách ly có kiểm soát. Như vậy tổng số người từ nước ngoài đến New Zealand nhiễm biến thể Omicron đã tăng lên 28 ca kể từ ngày 1/12.
Rút kinh nghiệm từ các nước đối phó với biến thể Omicron, New Zealand ngày 21/12 thông báo các biện pháp phòng dịch mới trong đó có rút ngắn thời gian giữa mũi tiêm vaccine thứ 2 và mũi tiêm tăng cường với vaccine của Pfizer từ 6 tháng xuống còn 4 tháng.
- Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 21/12, Bộ Y tế Maroc cho biết đã phát hiện thêm 27 ca mới nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 28 ca. Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại nước này được xác nhận ngày 15/12. Trong một thông báo cùng ngày, bộ này cũng cho biết 46 trường hợp khác cũng đang nghi ngờ là nhiễm biến thể mới.
Bộ Y tế Maroc khuyến cáo tất cả người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay hoặc khử trùng thường xuyên, giãn cách xã hội, đồng thời tăng cường tiêm chủng, đặc biệt là tiêm liều thứ ba. Theo số liệu thống kê, tính đến chiều 21/12, Maroc ghi nhận tổng cộng 953.297 ca mắc COVID-19 và 14.814 ca tử vong, trong đó có 381 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.
- Ngày 21/12, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Nigeria (NCDC) xác nhận quốc gia đông dân nhất ở châu Phi này đang trải qua đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4.
Theo tuyên bố của NCDC, Nigeria đã chứng kiến mức tăng 500% số ca nhiễm được xác nhận trong hai tuần qua do các biến thể Delta và Omicron gây ra. Hiện Nigeria ghi nhận tổng cộng khoảng 225.000 ca mắc COVID-19 và gần 3.000 người tử vong. Đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới, các nhà chức trách Nigeria đã kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế. Tuy nhiên, nhiều người ở Nigeria vẫn thờ ơ với COVID-19 và thường quy các triệu chứng cho bệnh sốt rét.
Nigeria đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 4 triệu người, tức là dưới 3% dân số, ít hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ đặt ra là tiêm chủng 112 triệu người vào cuối năm 2022.
Nhật Bản có kế hoạch xử lý khẩu trang vải tồn kho Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 21/12 thông báo chính phủ nước này có kế hoạch xử lý khẩu trang vải chưa qua sử dụng hiện đang được bảo quản với chi phí tốn kém. Đây là loại khẩu trang mà Chính phủ Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe mua và cấp phát cho các cơ sở y tế và...