“Nhật Bản sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ quần đảo Senkaku”
Nhât Ban săn sang bao vê quân đao Senkaku băng vu lưc – người phát ngôn hàng đầu của Nhật Bản tuyên bô ngay sau khi trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng bài đe dọa có thể sử dụng tàu sân bay vừa cho chạy thử để giải quyết tranh chấp biển.
Trung Quốc cho chạy thử tàu sân bay Varyag.
Tuyên bố trước báo giới hôm qua, Chanh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano nói: “Nêu môt nươc xâm chiêm quân đao Senkaku thi Nhât Ban se sư dung quyên phong vê đê đanh đuôi ke xâm lươc”.
Ông Edano nhân manh răng Nhât Ban quan ly cac đao ơ phia nam vung biên phía đông nước này “trên cơ sơ hơp phap”.
Giơi phân tích cho răng tuyên bô cua ông Edano hương tơi Trung Quôc. Băc Kinh gọi quân đao Senkaku là Điếu Ngư va coi đo la lanh thô cua minh.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi một bài viết đăng trên trang web tờ PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, đã không ngần ngại cho rằng tàu sân bay Trung Quốc đang cho chạy thử nghiệm lần đầu tiên “cần phải được dùng vào các chiến dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.
Video đang HOT
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được cho chạy thử hôm 10/8. Bài báo trên trang web tờ PLA Daily viết: “Lý do đóng tàu sân bay là để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên biển một cách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ tự tin hơn và nhiều quyết tâm hơn trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sau khi có được tàu sân bay”.
Lời lẽ đầy tính hăm dọa này đã trái người hẳn với các tuyên bố đầy tính trấn an của các giới chức lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay khi nói về chiếc tàu này, theo đó thì họ chỉ dùng con tàu vào mục tiêu nghiên cứu và huấn luyện, và sự tồn tại của phương tiện chiến tranh mới này không hề thay đổi chính sách quốc phòng mà Bắc Kinh tự nhận là hiếu hòa.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời giới phân tích cho rằng bài viết này có thể được xem là một tín hiệu hù dọa mới của Trung Quốc nhắm vào các nước đang có tranh chấp với họ tại vùng Biển Đông như Việt Nam hay Philippines, hay tại vùng biển Hoa Đông như Nhật Bản.
AFP nhận định: báo chí hay các trang web nhà nước Trung Quốc luôn luôn được kiểm tra chặt chẽ, do đó bài viết được đăng tải hôm nay chắc chắn đã được thông qua ở cấp cao hơn, cho dù là không hẳn là phản ánh đúng quan điểm chính thống của Bắc Kinh.
Trước tuyên bố trên của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland đã cho rằng cần phải hiểu rõ vì sao Trung Quốc cần đến một phương tiện như tàu sân bay. “Đối với phía Mỹ, vấn đề đáng quan ngại vì Trung Quốc thiếu minh bạch trong lãnh vực quốc phòng, trong việc trang bị vũ khí cũng như trong ngân sách quân sự của họ”, bà nói.
Theo Dân Trí
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố về Syria
Hôm qua, sau hơn ba tháng bế tắc về vấn đề bạo động ngày càng leo thang tại Syria, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố lên án chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình.
Xe tăng của lực lượng Syria trên các đường phố ở thành phố Hama hôm qua.
Li-băng, nước láng giềng và đồng minh thân cận của Syria, không ngăn chặn tuyên bố nhưng không can dự vào chuyện soạn bản văn.
Theo quy định, một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải có sự ủng hộ của tất cả 15 thành viên, nhưng không có hiệu lực bắt buộc thi hành giống như một nghị quyết.
Theo báo chí phương Tây, Liên hợp quốc ra tuyên bố trên vào thời điểm xe tăng và binh sĩ Syria tiến vào thành phố Hama, tiếp tục cuộc tấn công vào những người biểu tình.
Tin tức dẫn lời các nhân chứng nói rằng các tiếng nổ lớn làm rung chuyển thành phố khi xe tăng tiến vào quảng trường trung tâm, vốn là điểm tụ tập của những người biểu tình đòi ông Assad từ chức.
Những người này khẳng định từ cuối tuần qua tới nay, đã có hơn 130 người bị giết trên khắp Syria. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại Hama.
Trong khi đó, dư luận đa phần cho rằng một lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể đưa ra nhằm chống lại Syria không nên lặp lại kịch bản Libya. Hơn nữa, biện pháp trừng phạt chống chính phủ Bashar Assad sẽ không giúp giải quyết tình hình ở đất nước này.
Bình luận về tình hình ở Damascus, các nhà phân tích chính trị Nga cho rằng phương Tây không từ bỏ nỗ lực để ép Hội đồng Bảo an đưa ra nghị quyết về Syria, tương tự như văn kiện mang số 1973.
Đặc phái viên của Tổng thống Nga về các vấn đề châu Phi đã cảnh báo về các nguy cơ mà một nghị quyết về Syria tương tự như về Libya trước đây sẽ gây ra. Theo ông Mikhail Margelov, cấm vận không phận toàn quốc sẽ dẫn đến chiến tranh quy mô lớn.
"Phe đối lập Syria là lực lượng không phải hoàn toàn thế tục, mặc dù hoạt động dưới ngọn cờ của chế độ dân chủ. Tình hình càng phức tạp thêm bởi cuộc đối đầu mới đây giữa những người Alavi (các vị lãnh đạo hiện tại của đất nước thuộc số này) và người Sunni (gồm đại đa số dân cư). Trong tình hình như vậy, sự can thiệp quân sự của phương Tây ủng hộ phe đối lập sẽ giáng một đòn mạnh vào lực lượng dân chủ trong nước", ông Margelov phân tích.
Hiện tại, NATO tuyên bố rằng chưa có đủ các điều kiện để can thiệp quân sự vào Syria. Theo Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, tại Libya, liên minh dựa vào ủy nhiệm của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ của các nước khác trong khu vực. Ở Syria, không có những điều kiện như vậy.
Theo Dân Trí
Mỹ phê phán Trung Quốc dùng vũ lực ở Biển Đông Thượng viện Mỹ hôm qua nhất trí thông qua nghị quyết có nội dung phê phán hành động sử dụng vũ lực của các tàu Trung Quốc tại Biển Đông. Không chỉ phê phán Trung Quốc, nghị quyết này còn đồng thời kêu gọi một tiến trình đa phương và hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Trung Quốc vốn luôn từ...