Nhật Bản sắn sàng rút ngắn thời gian cách ly đối với lao động thiết yếu
Theo hãng tin Kyodo, Chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị rút ngắn thời gian cách ly hiện tại 14 ngày xuống còn 6 ngày đối với những lao động thiết yếu được xác định là tiếp xúc gần với những người bị nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/1/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Động thái này nhằm giải quyết những quan ngại rằng sự gia tăng mạnh các cuộc tiếp xúc gần với người bị nhiếm biến thể Omicron, bao gồm cảnh sát, nhân viên chăm sóc trẻ em và nhân viên điều dưỡng, sẽ làm gián đoạn các hoạt động xã hội.
Theo chính sách hiện tại, những người được xác định là tiếp xúc gần với người bị nhiếm biến thể Omicron sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày tại nhà hoặc các cơ sở cách ly được chỉ định, tuy nhiên với sự thay đổi chính sách đã được chính phủ nước này xem xét, chính quyền các tỉnh và thành phố sẽ phải phân loại để chọn ra những ngành nghề đủ điều kiện rút ngắn thời gian cách ly.
Chính quyền thủ đô Tokyo cùng ngày đã xác nhận 4.051 ca mắc mới COVID-19, lần đầu tiên vượt mốc 4.000 trường hợp kể từ ngày 27/8/2021.
Nhật Bản đang phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 trong bối cảnh biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao, lây lan nhanh. Theo dự đoán của chính quyền thủ đô Tokyo, số ca mắc COVID-19 sẽ tăng lên mức 10.000 ca/ngày vào tuần tới.
Nhật Bản viện trợ thêm vaccine cho 4 nước Đông Nam Á
Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ viện trợ cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan mỗi nước khoảng 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ tuần này.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản dự kiến sẽ gửi các liều vaccine của hãng dược AstraZeneca Plc (Anh) tới Malaysia và Indonesia vào ngày 1/7 trong khi tới Philippines và Thái Lan lần lượt vào ngày 8/7 và 9/7. Như vậy, đến nay, Nhật Bản đã viện trợ vaccine ngừa COVID-19 cho 6 nước và vùng lãnh thổ.
Trước đó, hồi đầu tháng 6, Nhật Bản đã cung cấp 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam và 1,24 triệu liều vaccine cho Đài Loan (Trung Quốc). Ngoài ra, Nhật Bản sẽ gửi thêm 1 triệu liều vaccine tới Việt Nam vào ngày 1/7 và 8/7. Nước này cũng có kế hoạch cung cấp thêm 1 triệu liều vaccine cho vùng lãnh thổ Đài Loan.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, chỉ có khoảng 6,5% dân số ở Malaysia và 4,9% dân số ở Indonesia đến nay đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Hiện, cả hai quốc gia Đông Nam Á này đang chứng kiến số ca nhiễm tăng mạnh. Tình hình dịch bệnh cũng diễn ra tương tự ở Philippines và Thái Lan, nơi có tỉ lệ tiêm chủng lần lượt là khoảng 2,5% và 5%.
Ngoài ra, từ giữa tháng 7, Nhật Bản sẽ cung cấp tổng cộng khoảng 11 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước ở Đông Nam Á, Nam Á và các quốc đảo Thái Bình Dương thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Cùng ngày, một quan chức Nhà Trắng giấu tên tiết lộ Mỹ đã bắt đầu vận chuyển 2,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho Bangladesh.
Quan chức này nói: ""Nhờ cam kết của Mỹ đóng vai trò hàng đầu trong việc chấm dứt đại dịch ở khắp mọi nơi, 2,5 triệu liều vaccine Moderna bắt đầu được chuyển đến Bangladesh". Bangladesh, nước láng giềng của Ấn Độ, đã bắt đầu thực hiện lệnh phong tỏa vào ngày 28/6 để ứng phó với sự gia tăng các ca nhiễm do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Mỹ thay khu trục hạm trực chiến 15 năm tại Nhật Hải quân Mỹ rút chiến hạm Mustin về nước để bảo dưỡng và hiện đại hóa sau 15 năm đóng quân tại Nhật Bản, điều tàu Ralph Johnson thay thế. Khu trục hạm tên lửa USS Mustin rời căn cứ quân sự Yokosuka tại Nhật Bản hồi tuần trước để tới thành phố San Diego của Mỹ, nơi nó sẽ được bảo dưỡng...