Nhật Bản rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh vì mục đích kinh doanh
Trong nỗ lực nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ giảm thời gian tự cách ly đối với người nhập cảnh vì mục đích kinh doanh xuống còn 3 ngày thay vì 10 ngày như hiện nay.
Người dân tập trung tại khu mua sắm Nakamise ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 30/10/2021, sau khi các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 được nới lỏng. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đã thống nhất chủ trương rút ngắn thời gian tự cách ly cho người nhập cảnh vào nước này vì mục đích kinh doanh xuống còn 3 ngày và dự kiến bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 8/11 tới.
Điều kiện đối với những người nước ngoài nhập cảnh này là phải hoàn thành tiêm chủng 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, loại vaccine đã được Nhật Bản phê duyệt, và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Doanh nghiệp tại Nhật Bản phải chịu trách nhiệm quản lý hành vi, di chuyển của người đó trong thời gian 3 ngày tự cách ly. Sang ngày thứ 4, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 thì người nhập cảnh được bắt đầu tham gia các hoạt động bình thường, bao gồm đi lại, ăn uống cũng như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với đối tượng là người ngước ngoài lưu trú ngắn hạn vì mục đích kinh doanh và lưu học sinh. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là doanh nghiệp hoặc trường đại học phía Nhật Bản phải cam kết quản lý được hành vi của những người nước ngoài nhập cảnh này trong thời gian tự cách ly.
Video đang HOT
Cũng trong lộ trình nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh, dự kiến Chính phủ Nhật Bản sẽ nâng số lượng người nước ngoài được phép nhập cảnh vào nước này từ 3.500 người/ngày lên 5.000 người/ngày, bắt đầu áp dụng từ cuối tháng này.
Quyết định trên của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vòng một tháng trở lại đây. Ngày 1/11, Nhật Bản ghi nhận 86 ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020, số ca mắc mới theo ngày tại Nhật Bản giảm xuống 2 con số. Trong đó, hai đô thị lớn là Tokyo và Osaka, vốn là tâm điểm của làn sóng lây nhiễm thứ 5 vừa qua, chỉ ghi nhận lần lượt 9 ca và 7 ca mắc mới.
Bên cạnh đó, chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Nhật Bản vẫn được đẩy mạnh. Tính đến ngày 1/11, đã có hơn 98 triệu người được tiêm ít nhất 1 mũi, chiếm 77,5% dân số, trong đó hơn 91 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi, tương đương 72% dân số. Đáng chú ý, trong số những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine thì đối tượng người cao tuổi (trên 65 tuổi) đạt tỷ lệ tới 90,7% và nhóm từ 12-19 tuổi cũng đạt tỷ lệ cao với trên 55%.
Thái Lan và Israel nới lỏng hạn chế nhập cảnh với người nước ngoài
Từ ngày 1/11, Thái Lan miễn quy định cách ly phòng dịch COVID-19 đối với những người đã tiêm chủng đầy đủ nhập cảnh từ 46 quốc gia, tăng so với danh sách ban đầu chỉ có khoảng 10 quốc gia.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đưa ra ngày 21/10, trong bối cảnh nước này nỗ lực phục hồi ngành du lịch đang lao đao vì đại dịch COVID-19.
Tuần trước, Thủ tướng Prayuth cho biết người đã tiêm phòng đầy đủ đến từ ít nhất 10 nước, trong đó có Anh, Singapore, Đức, Trung Quốc và Mỹ, nhập cảnh Thái Lan bằng đường hàng không sẽ không phải thực hiện cách ly nếu có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện các quan chức Thái Lan đang tiến hành khảo sát và đánh giá công tác chuẩn bị tại các sân bay của nước này để đón du khách nước ngoài sau 2 năm gián đoạn vì các quy định phòng dịch COVID-19.
Hồi đầu năm nay, Thái Lan đã thí điểm mở cửa tại đảo du lịch Phuket nổi tiếng, cho phép du khách nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ đến mà không cần phải cách ly 2 tuần, miễn là du khách sẽ chỉ ở trên đảo. Trước đại dịch, du lịch là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp 12% cho GDP của Thái Lan.
* Cũng từ ngày 1/11 tới, Israel cho phép nhập cảnh đối với những người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 21/10 đã phê duyệt kế hoạch tiếp nhận du khách nước ngoài kể từ đầu tháng 11 do hai bộ Y tế và Du lịch đệ trình. Kế hoạch này dự kiến sẽ sớm được toàn bộ thành viên chính phủ thông qua.
Theo đó, du khách nước ngoài sẽ được vào Israel nếu có giấy chứng nhận đã tiêm phòng COVID-19 với vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sinovac hoặc Sinopharm trong 6 tháng trước khi nhập cảnh.
Cụ thể, những người tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech chỉ cần tiêm mũi thứ 2 sau tối thiểu 7 ngày và tối đa 180 ngày. Với các loại vaccine còn lại, thời gian tối thiểu sẽ là 14 ngày và thời gian tối đa vẫn là 180 ngày. Với những người đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh, điều kiện nhập cảnh là phải tiêm ít nhất 1 mũi trong số các loại vaccine nêu trên, với thời hạn tương tự.
Chính phủ Israel cũng xem xét mở rộng các nhóm du khách nước ngoài đi theo đoàn nếu như đảm bảo được hành trình an toàn tại các điểm đến. Ngoài ra, các thành viên trong đoàn cũng phải có chứng nhận đã tiêm một trong những loại vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận, hoặc sẽ phải làm xét nghiệm nhanh PCR ba ngày/lần trong 14 ngày đầu đặt chân đến Israel.
Kế hoạch mở cửa đón du khách trở lại đã được Bộ Du lịch Israel dự kiến từ tháng 6, nhưng phải tạm hoãn nhiều lần sau khi xuất hiện làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể Delta.
Du khách nước ngoài nhập cảnh Australia vẫn phải cách ly Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 15/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo kể từ ngày 1/11 tới, công dân Australia, những người có thị thực thường trú ở Australia và thân nhân trực tiếp của những người này, sẽ không cần cách ly khi nhập cảnh nếu đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, quy định này chưa...