Nhật Bản: Rùng rợn vụ án con trai giết mẹ
Nhiều năm sau, các sĩ quan Cảnh sát ở thị trấn Aizu-Wakamatsu ( Fukushima), phía Bắc Tokyo vẫn không thể quên được khung cảnh rùng rợn khi một thanh niên 17 tuổi đã đi bộ đến đồn Cảnh sát vào sáng sớm với cái đầu để trong một chiếc túi thể thao và tuyên bố đã giết chết mẹ mình.
Cảnh sát đã tìm thấy thi thể không đầu của bà mẹ 47 tuổi nằm xõng xoài trên tấm thảm trải nhà giữa một vũng máu tại căn hộ riêng của con trai. Ngay lập tức, kẻ tình nghi thủ ác và cũng là con trai nạn nhân đã bị bắt giữ. Cảnh sát cho biết, “quái thai” này vốn đang là học sinh của một trường trung học danh giá trong vùng. Một sĩ quan trực tiếp tới hiện trường cho biết, khi bị thẩm vấn về động cơ giết người, kẻ sát nhân đã nhún vai: “Tôi muốn khủng bố và chiến tranh biến khỏi thế giới(!). Tôi phải giết người, bất kể đó là ai”. Những người thân trong gia đình cho biết, kẻ này từng có tiền sử điều trị tâm lý và thường xuyên trốn học.
Khu căn hộ của kẻ sát nhân tại Aizu-Wakamatsu
Trong ngày xảy ra vụ án, một mình hung thủ đã đến trình diện tại đồn Cảnh sát Aizu-Wakamatsu vào khoảng 7 giờ sáng. Bằng một giọng lạnh lùng, y khai với Cảnh sát là đã giết mẹ mình vào lúc 2 giờ sáng bằng một vật nhọn khi bà này còn đang ngủ. Cảnh sát sau đó đã tìm thấy một con dao vấy máu trong phòng. Em trai của hung thủ ở khác phòng với kẻ thủ ác hoàn toàn không hay biết mẹ mình đã bị chính anh trai ra tay hạ sát.
Hai anh em sống cùng nhau trong một căn hộ tại một khu dân cư yên tĩnh cách bến xe Aizu-Wakamatsu khoảng 2km. Trong khi đó, cha mẹ họ sống ở Kaneyama, cách Aizu-Wakamatsu khoảng 60km. Hai cậu con trai ở riêng để đi học tại trường trung học thành phố cho tiện. Hàng xóm cho biết, bà mẹ thường đến thăm con trai vào cuối tuần. Bà này làm nghề giữ trẻ tại một trường mẫu giáo công lập ở Kaneyama và giữa các thành viên trong gia đình dường như không có bất đồng gì. Kết quả điều tra cho thấy, bà mẹ đã tan giờ làm vào 6 giờ chiều ngày hôm trước và sau đó đến thẳng nơi các con đang sống.
Trường trung học nơi hung thủ theo học là một trong những ngôi trường có tiếng nhất trong vùng với tỷ lệ đỗ đại học lên tới hơn 60%. Sau khi được Cảnh sát thông tin về vụ việc, trường học đã tạm thời đóng cửa và cho học sinh về. Hầu hết học sinh đều tỏ ra sốc nặng khi những tình tiết được lan rộng và “thêm mắm thêm muối” một cách nhanh chóng, đến nỗi chính quyền vùng buộc phải cử các bác sĩ tâm lý tới để trợ giúp học sinh, phụ huynh cũng như bảo vệ tại ngôi trường bình tâm trở lại.
Video đang HOT
Mặc dù không thể xác định chính xác nguyên nhân của vụ thảm án này, nhưng bác sĩ Rika Kayama, giáo sư tâm thân học tại Đại học Tezukayamagakuin cho rằng, cậu thanh niên có thể đã luôn cảm thấy căng thẳng và thù hận nội tại đối với mẹ mình. “Nếu giả định của tôi là chính xác, cậu ta có thể đã dần dần hình thành một sự hận thù sâu sắc với bà mẹ và cảm thấy sẽ gặp rắc rối nếu bà ta sống lại”, giáo sư Kayama phân tích. “Hoặc cũng có thể là cậu ta bị hoang tưởng rằng bà mẹ chuẩn bị tấn công mình bất cứ lúc nào”. Giáo sư tội phạm học Kenji Kiyonaga tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản cảnh báo rằng, thanh thiếu niên ngày càng dễ phạm tội sát nhân do được nuôi dạy trong một môi trường khiến chúng cảm thấy có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
“Đặc tính của các vụ phạm tội vị thành niên ngày nay là những kẻ thủ ác hoàn toàn nhận thức được tính đúng sai của hành động theo các chuẩn mực đạo đức, nhưng chúng không kiểm soát được bản thân”, giáo sư Kiyonaga nói. Thực tế thì tội ác ở Aizu-Wakamatsu chỉ là một mắt xích trong chuỗi các vụ việc con cái tấn công cha mẹ ở Nhật Bản, nhiều khi dẫn đến chết người. Theo nghiên cứu của cơ quan Cảnh sát quốc gia, số lượng các vụ con cái giết cha mẹ (hoặc giết không thành) dao động trong khoảng 3 đến 9 vụ/năm thời kỳ 1997-2004 đã vọt lên 17 vụ trong năm 2005.
Chính chuỗi những sự kiện bạo lực này, mà đỉnh điểm là vụ thảm án Aizu-Wakamatsu đã khiến Quốc hội Nhật Bản buộc phải thông qua Luật Tội phạm thiếu niên, theo đó tuổi tối thiểu một đứa trẻ có thể bị gửi đến trại cải tạo là khoảng 12 tuổi (trước đó đã từng được hạ từ 16 xuống 14 tuổi vào năm 2001). Theo Bộ trưởng Tư pháp Jinen Nagase, cụm từ nhập nhằng “vào khoảng 12″ nghĩa là thậm chí có khả năng một trẻ 11 tuổi bị gửi đến trại cải tạo. Luật mới này cũng cho phép Cảnh sát lục soát và bắt giam tội phạm vị thành niên trong tiến trình điều tra. Trước đây, Cảnh sát chỉ được phép thẩm vấn những tội phạm này.
Theo Báo Công Lý
Nhật từng tính sơ tán Tokyo trong thảm họa hạt nhân
Trong giờ khắc đen tối nhất của sự cố hạt nhân vào năm ngoái, các lãnh đạo Nhật đã bí mật cân nhắc khả năng sơ tán thủ đô Tokyo, theo một ủy ban độc lập trong hôm nay, 28.2.
Kịch bản tồi tệ nhất được chính phủ Nhật dự đoán khi cuộc khủng hoảng ở nhà máy Fukushima nổ ra là Tokyo sẽ bị nhấn chìm bởi một loạt các vụ nổ hạt nhân, theo AFP.
Ủy ban cũng cho biết Nhật đã che giấu các thông tin về nguy cơ tại nhà máy điện Fukushima với người dân và cả nước Mỹ đồng minh.
Các nhân viên của Công ty TEPCO giải thích tình hình tại nhà máy Fukushima cho giới nhà báo vào ngày 28.2.2012 - Ảnh: AFP
Trong báo cáo ngày 28.2, ủy ban điều tra các sự kiện xung quanh cuộc khủng hoảng hạt nhân cho biết khi tình hình tại nhà máy hư hại do trận động đất, sóng thần ngày 11.3.2011 trở nên tồi tệ, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã muốn bỏ nhà máy và sơ tán công nhân.
Tuy nhiên, ông Naoto Kan, Thủ tướng Nhật khi đó, đã ra lệnh cho công ty giữ các công nhân ở lại nhà máy. Các công nhân được mệnh danh là nhóm "Fukushima 50" đã được ca ngợi nồng nhiệt cả trong và ngoài nước nhờ việc đánh liều sinh mạng để kiềm chế cuộc khủng hoảng.
Các chuyên gia kết luận rằng nếu vị thủ tướng không cứng rắn, cuộc khủng hoảng ở nhà máy Fukushima sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát, kéo theo những hậu quả thảm khốc.
Người đứng đầu ủy ban Koichi Kitazawa phát biểu với Reuters: "Lúc này, TEPCO nói họ không yêu cầu rút toàn bộ công nhân mà chỉ đề nghị rút một phần. Sự thật có thể sẽ không bao giờ được tiết lộ song nhờ việc này, 50 nhân viên của TEPCO đã ở lại đó và... kịch bản tồi tệ nhất đã được ngăn chặn".
Ủy ban điều tra đã phỏng vấn hơn 300 người kể từ tháng 9 năm ngoái, bao gồm ông Kan, Bộ trưởng Công thương lúc bấy giờ Banri Kaieda và Chánh văn phòng nội các Yukio Edano.
Chính phủ của ông Kan, TEPCO và các nhà quản lý hạt nhân đã bị chỉ trích dữ dội vì cách phản ứng lúng túng với cuộc khủng hoảng và sự thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin.
Ông Edano thừa nhận rằng ông đã sợ điều tồi tệ nhất sẽ đến trong các ngày 14 và 15.3. Tuy nhiên, ông bảo vệ sự im lặng của mình trên tư cách người phát ngôn của chính phủ.
Ông nói: "Tôi chia sẻ mọi thông tin. Khi đó, tôi không ở vào vị trí có thể phát biểu một cách vô trách nhiệm về ấn tượng cá nhân và cảm giác của mình về cuộc khủng hoảng. Tôi truyền đạt các đánh giá và quyết định của chính phủ, các cơ quan chính phủ và chuyên gia".
Báo cáo của ủy ban tường thuật rằng một số cách hành xử có vẻ như khó hiểu của ông Kan xuất phát từ niềm tin rằng TEPCO chuẩn bị bỏ nhà máy và sự cố sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
"Khi xét đến sự hiện diện của một kịch bản tồi tề nhất, chúng tôi bắt đầu hiểu một số hành động của ông Kan mà lúc đầu có vẻ như không thể giải thích", ông Kitazawa nói.
Theo Thanh Niên
Nhật Bản: Khủng hoảng hạt nhân vượt xa Fukushima Trên một sườn đồi phía bắc Nhật Bản, những tuabin gió xoay tròn trong không khí lạnh, chế nhạo những nỗ lực củng cố tương lai ngành điện hạt nhân bị thoái chí tại một tổ hợp công nghiệp kế bên. Trang trại năng lượng gió tại Rokkasho hiện lên gần nhà máy tái chế hạt nhân đầu tiên của Nhật (ảnh), một...