Nhật Bản ‘rộng cửa’ đón nhận nông sản Việt Nam
Hiện có hơn 10 triệu người châu Á đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Hàng nông thủy sản-thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được cả người Nhật, cộng đồng người Việt cũng như người dân các nước châu Á khác đón nhận và có lượng tiêu thụ tốt tại thị trường Nhật Bản.
Ngoài thông tin nói trên, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản ( Bộ Công Thương) cũng cho biết thêm, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm nông thủy sản-thực phẩm nước ngoài. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng đó và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường này.
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng chung, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%.
Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản-thực phẩm nước ngoài, bao gồm cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê… Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2021 đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 0,5% so với năm 2020. Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt, như cà phê tăng 25,5%, hàng rau quả tăng 20%, hạt điều tăng 39%, hạt tiêu tăng 56%… Một số mặt hàng trái cây Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường, như thanh long, xoài, dừa, vải…
Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đang chú trọng đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản-thực phẩm của Việt Nam với các nhà nhập khẩu và chuỗi phân phối lớn của Nhật Bản. Những mặt hàng có chất lượng cao của các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Thương hiệu quốc gia” cũng được tăng cường giới thiệu, quảng bá tại các hoạt động xúc tiến thương mại của Thương vụ.
Thông qua sự kết nối của Thương vụ, một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến các sản phẩm nước dừa, sữa dừa… đã được Công ty KOME nhập khẩu và phân phối cho chuỗi các cửa hàng bán đồ Việt tại Tokyo và các tỉnh lân cận; hay như sản phẩm cà phê Việt Nam đã được nhập khẩu và bán tại chuỗi siêu thị OK – chuỗi siêu thị bình dân rất được ưa chuộng tại Tokyo.
Video đang HOT
Cùng với sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng, người dân Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao được nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm nông thủy sản-thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến với đa dạng chủng loại trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản, như AEON, Donkihote, Itoyokado…
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý một số đặc điểm đặc thù của thị trường để việc xuất khẩu và bán hàng có hiệu quả và mang tính bền vững. Cần tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do (VJEPA, AJCEP, CPTPP, RCEP…). Người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam.
Các sản phẩm hàng Việt trước tiên cần luôn đảm bảo chất lượng tốt để đáp ứng các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản, đồng thời cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị cho phù hợp với người Nhật, sự cải tiến trong thiết kế mẫu mã bao bì cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng (ví dụ như có nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật giới thiệu chi tiết thông tin sản phẩm để tạo niềm tin của người mua hàng). Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm cũng cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
Tiếp cận đối tác tiềm năng để xuất khẩu nông sản sang Anh
Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có chính sách thương mại tự do và nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn, đây là thị trường có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.
Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam muốn thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài sang Anh cần phải có chiến lược phù hợp, tăng cường tiếp cận các đối tác tiềm năng để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường quan trọng này.
Công đoạn sơ chế thanh long trước khi đóng hàng tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh minh họa: Nam Thái/TTXVN
Thông tin này được ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Anh đưa ra tại hội thảo tư vấn trực tuyến xuất khẩu nông sản sang thị trường Anh do Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức với sự tham gia của hơn 100 đại biểu là đại diện các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam theo hình thức trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) được Chính phủ hai nước ký kết kịp thời vào cuối năm 2020 đã giúp nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh.
Trong khi đó, nhu cầu tìm những nguồn cung ứng ngoài Liên minh châu Âu (EU) sau Brexit của các doanh nghiệp Anh đã khiến hai bên cùng có cơ duyên hợp tác.
Hàng năm, các doanh nghiệp Anh nhập khẩu một lượng lớn rau quả, nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Thống kê cho thấy, năm 2020, dung lượng nông sản tại thị trường này khá lớn, với 5,7 triệu tấn rau quả, trị giá gần 9 tỷ USD; 3,6 triệu tấn trái cây trị giá 5,4 tỷ USD; 23 nghìn tấn hạt điều trị giá 149,5 triệu USD; 14 nghìn tấn hạt tiêu trị giá 1221 triệu USD; 762.526 tấn gạo trị giá gần 660 triệu USD; nhập khẩu cà phê trị giá gần 1 tỷ USD.
Cùng với đó, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã hiện diện tại thị trường Anh, như cà phê, hạt điều và hạt tiêu được tiêu thụ khá tốt trong các siêu thị lớn.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, năm 2020, hạt điều xuất khẩu sang Anh đạt hơn 16 nghìn tấn, trị giá hơn 92 triệu USD, chiếm 71% thị phần; hạt tiêu xuất khẩu hơn 5.620 tấn, chiếm gần 40% thị phần; còn cà phê xuất khẩu 27.915 tấn, chiếm gần 5% thị phần cà phê nhập khẩu vào Anh.
Trong khi đó, gạo và trái cây như nhãn, vải, thanh long cũng đã có mặt nhưng chủ yếu được bày bán tại các siêu thị nhỏ lẻ phục vụ cộng đồng người Việt và một phần nhỏ cộng đồng người gốc Á, chưa thâm nhập được các siêu thị lớn của Anh. Điều này cho thấy, vẫn còn nhiều dư địa cho các mặt hàng nông sản, rau quả của Việt Nam vào thị trường này.
Đặc biệt khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực đầy đủ từ ngày 1/5/2021, nhiều nông phẩm Việt Nam nhập khẩu vào Anh được miễn thuế. Tuy nhiên, việc tiếp cận đối với thị trường này không hề dễ dàng bởi sự cạnh tranh và những yêu cầu cao về chất lượng nông phẩm.
Ông Nguyễn Cảnh Cường cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tận dụng được cơ hội thị trường khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Anh.
"Các doanh nghiệp nên thực hành sản xuất theo GlobalGAP vì đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nông phẩm Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường cao cấp", ông Nguyễn Cảnh Cường khuyến nghị.
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Huy - đại diện Tập đoàn Eurofins Assurance Việt Nam và Tiến sĩ nông nghiệp Hán Văn Hạnh (nghiên cứu sinh Đại học Glasgow) cũng cho rằng, GlobalGAP sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và vươn ra biển lớn.
Đánh giá về thị trường Anh, ông John Gavin - Giám đốc Tổ chức hỗ trợ thương mại Đông Nam Á tại UK cho biết, Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có chính sách thương mại tự do và có nhu cầu nhập khẩu nông phẩm lớn. Tuy nhiên, thị trường có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tại thị trường Anh nhưng phải có chiến lược phù hợp để thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài.
Hơn nữa, đối với những sản phẩm có tiềm năng, khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Anh như các mặt hàng trà, gia vị, trái cây, các loại ống hút thân thiện với môi trường như ống hút tre, ống hút cỏ, ống hút làm bằng gỗ, ống hút chế biến từ gạo, các doanh nghiệp Việt cần phải xây dựng niềm tin đối với người mua hàng Anh trước khi bán được hàng.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tiếp cận thành công thị trường Anh, song theo bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa thành công mặc dù có sản phẩm tốt. Do vậy, doanh nghiệp Việt cần tăng cường tiếp cận các đối tác tiềm năng để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường quan trọng này.
Về phía thị trường Anh, bà Anh Đào Carrick - Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Anh nhấn mạnh, cộng đồng người Việt Nam tại Anh sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam khi đi siêu thị.
Đồng thời, bà Anh Đào Carrick cũng tỏ ý sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường, tư vấn chiến lược marketing và tiếp cận nhập khẩu hàng tiêu dùng Anh.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Anh đã nỗ lực, tổ chức nhiều hoạt động kết nối giao thương đa dạng.
Vừa qua, ngày 15/7/2021, Thương vụ đã tổ chức thành công hội thảo và giao thương trực truyến hàng nông sản để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận một số doanh nghiệp nhập khẩu Anh.
Kết quả sau hội thảo, một số doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu rau quả sang chợ đầu mối Birmingham - một trong những trung tâm bán buôn rau quả lớn nhất của Anh. Một số công ty nhập khẩu Anh cũng dự kiến nhập khẩu hoa quả sấy khô, hạt điều, mứt dừa khô của Việt Nam.
Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại Anh cũng đang chuẩn bị tổ chức tiếp một hội thảo về thương mại nông phẩm vào ngày 28/9/2021 tại London với khách mời chủ yếu là giám đốc mua hàng của các chuỗi siêu thị lớn và các công ty nhập khẩu nông sản tại Anh.
Thương vụ Việt Nam tại Anh kỳ vọng, các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam sẽ tham gia hội thảo này để đưa nông phẩm chất lượng cao của Việt Nam vào bán trong các siêu thị lớn của Anh. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể gửi hàng mẫu và tài liệu quảng bá sản phẩm cho Thương vụ để trưng bày tại sự kiện này.
Một món ăn Việt Nam làm từ nhiều loại nông sản được kênh truyền hình lớn nhất Pháp vinh danh, đó là gì? Món nem rán của Việt Nam đã được một kênh truyền hình lâu đời và lớn nhất nước Pháp vinh danh là 1 trong 3 món ăn được người Pháp yêu thích nhất. Món nem rán được người Pháp rất yêu thích Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp, ngày 07/2/2022, trong khung giờ vàng phát sóng bản tin thời...