Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
Trong bối cảnh xu thế giảm sử dụng vật liệu nhựa đang ngày càng tăng trên thế giới, một nhà máy nhỏ ở Nhật Bản đã giới thiệu Shellmet, một loại mũ bảo hiểm được sản xuất từ vỏ sò và nhựa tái chế.
Công đoạn cuối cùng để tạo hình mũ bảo hiểm Shellmet. Ảnh: Xuân Giao/PV TTXVN tại Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Shelltec là loại vật liệu được Công ty công nghiệp hóa chất Koushi phối hợp với Giáo sư Uyama Hiroshi của Trường kỹ thuật sau đại học thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản) phát triển bằng cách kết hợp vỏ sò với nhựa. Canxi cacbonat có trong vỏ sò được được sử dụng làm nguyên liệu cho vật liệu xây dựng như xi măng và nhựa.
Theo công ty Koushi, hằng năm có gần 500.000 tấn vỏ sò bị bỏ đi sau khi bị tách phần thịt bên trong. Đánh giá tiềm năng của những chiếc vỏ sò bị bỏ đi này là một nguồn tài nguyên mới chứ không phải là rác thải, công ty này đã tạo ra vật liệu Shelltec bằng cách kết hợp vỏ sò, có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat, với nhựa tái chế. Năm 2022, Koushi đã sử dụng vật liệu Shelltec để tạo ra Shellmet, một loại mũ bảo hiểm được đánh giá thân thiện với môi trường.
Video đang HOT
Đại diện công ty Koushi, người phụ trách phát triển dự án Shellmet, ông Nambara Tetsuya cho biết khi tìm kiếm cách thức sử dụng vật liệu nhựa theo xu hướng thân thiện nhất với môi trường, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng có thể tận dụng hiệu quả các loại rác thải, vì vậy họ đã bắt đầu thực hiện thử thách tận dụng vật liệu phế thải.
Đề cập đến quy trình sản xuất ra Shellmet, ông Tetsuya cho hay vỏ sò sẽ được nghiền mịn thành bột, sau đó được trộn với các loại nhựa tái chế để tạo thành viên nén Shelltec. Các viên nén này sẽ được nung chảy và được đưa vào khuôn để tạo ra mũ bảo hiểm Shellmet.
Mũ bảo hiểm Shellmet được trưng bày tại Công ty công nghiệp hóa chất Koushi. Ảnh: Nguyễn Tuyến/PV TTXVN tại Nhật Bản
Theo công ty Koushi, nếu so sánh với loại mũ bảo hiểm được tạo ra hoàn toàn từ nhựa, Shellmet có tính thân thiện với môi trường cao hơn, giảm lượng khí thải CO2 tới 36%. Thậm chí so với nhựa sinh thái làm từ đá vôi, Shelltec tiết kiệm năng lượng hơn, tới 20%. Không chỉ thân thiện với môi trường, Shellmet, với vật liệu là vỏ sò trộn với nhựa, được cho là có độ bền cao hơn khoảng 33%. Cùng với đó, thiết kế độc đáo mô phỏng cấu trúc của vỏ sò cũng giúp làm tăng độ bền của Shellmet.
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.
Koushi khẳng định mục tiêu của công ty trên là đóng góp cho một xã hội bền vững bằng cách tạo ra một chu trình sản xuất và sử dụng khép kín với việc sản phẩm có thể được tái chế nhiều lần.
Nhật Bản báo động tỷ lệ sinh giảm mạnh
Số liệu mới nhất do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản công bố cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay chỉ có gần 600.000 trẻ được sinh tại nước này, thấp hơn 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là con số thấp nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu các cuộc khảo sát về dân số hằng năm.
Các em bé tham gia cuộc thi bò dành cho trẻ sơ sinh tại Yokohama,ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số trẻ được sinh ra từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay tại Nhật Bản là 599.636 trẻ, bao gồm cả trẻ người nước ngoài, giảm 30.933 trẻ so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tốc độ này duy trì, nhiều khả năng năm 2022 Nhật Bản sẽ ghi nhận lần đầu tiên số trẻ được sinh hằng năm ở mức dưới 800.000 trẻ, thấp nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu khảo sát về dân số và thấp hơn khoảng 10.000 trẻ so với năm 2021.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu dân số và an ninh xã hội quốc gia Nhật Bản, cơ quan tư vấn chính sách cho chính phủ nước này, số trẻ em được sinh ra trong năm 2022 chỉ ở mức 770.000 trẻ. Nếu ước tính trên là đúng thì năm 2022 quốc gia Đông Bắc Á này ghi nhận tốc độ giảm sinh tương ứng mức được viện này dự báo sau 8 năm nữa.
Phát biểu trước các phóng viên ngày 28/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết con số trên cho thấy tỷ lệ sinh tại Nhật Bản đang giảm với tốc độ đáng báo động và chính phủ nước này sẽ nỗ lực hết sức để triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện với vấn đề này.
Theo Giáo sư Yu Shibata tại Viện Nghiên cứu nhân chủng học và môi trường, thuộc Đại học Tokyo, để cải thiện tình trạng này là không hề dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và tại Nhật Bản nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến kế hoạch sinh con của các gia đình. Điều quan trọng là Chính phủ Nhật Bản phải cố gắng giảm bớt gánh nặng tài chính cho các cặp vợ chồng trẻ liên quan đến sinh nở, chăm sóc con và học phí. Cụ thể, có thể tính đến việc miễn phí hoàn toàn chi phí sinh con, tạo điều kiện tối đa về việc làm đối với phụ nữ sau khi nghỉ sinh và giảm học phí ở cấp đại học.
Dịch cúm gia cầm lan nhanh bất thường ở Nhật Bản Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dịch cúm gia cầm đang lan nhanh một cách bất thường ở Nhật Bản. Nhân viên kiểm dịch khử trùng một trang trại ở Oyabe, tỉnh Toyama, Nhật Bản, sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm ngày 23/1/2021. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN Tính tới ngày 26/11, giới chức Nhật Bản đã xác định 18 ổ...