Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng
Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc…
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo. Đặc biệt, mới đây, Nhật Bản đã thông qua quyền phòng vệ tập thể qua việc giải thích lại hiến pháp hòa bình của nước này. Điều này đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, thậm chí giới quan sát lo ngại xung đột quân sự giữa hai nước có thể xảy ra.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Mông Cổ Altankhuyag Norov tại Ulan Bator vào tháng 3/2013
Song song với việc nâng cao năng lực phòng vệ, thời gian qua Nhật Bản cũng liên tiếp ra đòn cô lập Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn của mình, biên giới đất liền Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Nhật Bản đã “ra đòn” bằng cách tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ, quốc gia vốn bị Trung Quốc tham vọng biến thành “sân sau”, là bước đi mới nhất của Nhật Bản nhằm cô lập quốc gia này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định thỏa thuận này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới. Ông cũng cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ Ulan Bator thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và phát triên kinh tế bền vững. Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung cho Mông Cổ.
Bản thân Mông Cổ cũng luôn cảnh giác với người láng giềng đầy tham vọng bá quyền như Trung Quốc, vậy nên họ luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và Nhật Bản cũng nằm trong cơ hội này. Tổng thống Elbegdorj khẳng định củng cố quan hệ ngoại giao với Tokyo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ulan Bator.
Video đang HOT
Bên cạnh Mông Cổ, Nhật Bản đã thiết lập và tăng cường hợp tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung Quốc, từ Nga, Ấn Độ đến Myanmar, Pakistan, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên…
Với Nga, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ hai nước Nhật-Nga nhiều khi bị căng thẳng bởi tranh chấp đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc. Hai nước thậm chí không thể ký kết được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2 vì tranh chấp trên.
Thế nhưng sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều động thái xích lại gần Nga. Bằng chứng cho thiện chí muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Nga là hôm 16/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã thể hiện sự ủng hộ “mơ hồ” đối với các động thái của Mỹ và phương Tây nhằm vào các công ty năng lượng, các viện tài chính, các nhà cung cấp vũ khí và cả 4 công dân khác của Nga sau sự kiện ở Ukraine.
Ông Yoshihide Suga nói: “Chúng tôi đang theo dõi tình hình của châu Âu và Mỹ. Quan điểm của chúng tôi về Ukraine là cộng đồng quốc tế cùng phối hợp giải quyết các vấn đề, vì vậy chúng tôi muốn có những biện pháp thích hợp để phù hợp với quan điểm đó”.
Đối với CHDCND Triều Tiên, đồng minh truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi về chiến lược khi quyết định nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Hay với Myanmar, quốc gia từng bị Trung Quốc coi là “sân sau”, Thủ tướng Abe đã có chuyến thăm thiện chí hồi tháng 5/2013 và mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này.
Những ví dụ trên chỉ là một phần trong hàng loạt động thái Nhật Bản đã và đang thực hiện với các hàng xóm của Trung Quốc. Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng một liên minh chiến lược, hình thành vòng kim cô siết chặt Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Học giả TQ: Căng thẳng Biển Đông sẽ tồi tệ hơn
Một học giả cho rằng sự cố chấp của lãnh đạo TQ sẽ khiến tranh chấp biển đảo càng thêm căng thẳng.
Ngày 2/7, một học giả hàng đầu của Trung Quốc cảnh báo rằng các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ ngày càng tồi tệ hơn trong thời gian tới với sự cố chấp về mặt quyền lực của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Khi được hỏi về thông tin Úc và Ấn Độ đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, giáo sư Shi Yinhong thuộc Viện Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng việc các quốc gia hình thành "liên minh chiến lược" với nhau để đối phó với một Trung Quốc ngày càng bành trướng lãnh thổ là "lẽ tự nhiên".
Giáo sư Shi Yinhong thuộc Viện Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc
Những tuyên bố trên của giáo sư Shi là rất đáng chú ý, bởi các giới lãnh đạo Trung Quốc gần như không phải chiu trách nhiệm trong những vấn đề tranh chấp lãnh thổ, trong đó hành vi ngang ngược và đầy nguy hiểm của Trung Quốc đã khiến các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ lo ngại.
Từ trước tới nay, Trung Quốc đã thực hiện một chính sách "hai mặt" đầy nguy hiểm trong các vấn đề tranh chấp biển đảo với láng giềng. Một mặt, Trung Quốc có những hành vi đơn phương để bắt nạt láng giềng như thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, kéo giàn khoan xuống Biển Đông, xuất bản bản đồ "đường mười đoạn" mới.
Mặt khác, Trung Quốc lại rêu rao rằng chính Mỹ mới là nước đang "gây chuyện" trong khu vực với ý đồ lôi kéo các nước khác kiềm chế Trung Quốc.
Theo giáo sư Shi, hậu quả của chiến lược mà Bắc Kinh áp dụng là các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong khu vực ngày càng ngả về phía Mỹ để đối phó lại với mối đe dọa đến từ Trung Quốc, đồng thời một liên minh an ninh mới tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang manh nha hình thành để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc.
Cũng theo chuyên gia này, dù chiến lược trên có phản tác dụng đến đâu, nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng sẽ không thay đổi những toan tính chiến lược của mình trong tranh chấp biển đảo.
Trung Quốc sẽ không thay đổi những toan tính chiến lược của mình trên biển
Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đi trên con đường "một mình một lối" bất chấp luật pháp và cộng đồng quốc tế mà không có bất cứ sự thay đổi nào về chính sách biển đảo. Nguyên nhân là do sự ích kỷ, hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc, động lực của lực lượng vũ trang nước này, bên cạnh đó là "niềm tin và tính cách chiến lược" của các lãnh đạo cấp cao nước này.
Theo ông Shi, đó là lý do tại sao những cuộc tranh chấp ngày càng bị quân sự hóa trên biển Hoa Đông, Biển Đông và dọc biên giới với Ấn Độ sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Vị giáo sư này nhận định: "Sự căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh của Mỹ sẽ ngày càng xấu đi chứ không hề được cải thiện. Trong mối quan hệ này có thể sẽ có vài thay đổi chiến thuật, tuy nhiên định hướng chiến lược của nó sẽ không hề thay đổi."
Trong vòng hai năm qua, kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền, quan hệ giữa Trung Quốc với một loạt các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ đều xấu đi nhanh chóng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền, đặc biệt là trong vài tháng gần đây, sau khi Trung Quốc có những động thái ngày càng manh động, liều lĩnh hơn trên Biển Đông.
Mỹ và các đồng minh như Úc và Nhật Bản cũng đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành vi "áp bức" về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp, đe dọa đến tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và Hoa Đông.
Theo Khampha
Truyền thông Trung Quốc kêu gọi kiềm chế trong tranh cãi về lễ hội ăn thịt chó Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chọn lập trường trung dung khi đề cập về lễ hội ăn thịt chó đang gây tranh cãi dữ dội trong nước. Vận chuyển chó đến các nhà hàng để giết mổ tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, miền bắc Trung Quốc - Ảnh: Reuters Tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đã cho...