Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Theo báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản quyết định tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thông qua máy bay tuần tra P-3C.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã quyết định rút về nước máy bay tuần tra P-3C tham gia chống cướp biển ngoài khơi Somalia và trên đường về sẽ quá cảnh ở các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Các chuyến bay của P-3C của Nhật Bản sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia vốn có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản tham gia các hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia, chúng thường tiếp nhiên liệu ở các căn cứ xa Biển Đông, trong đó có Thái Lan. Hiện thời, trong khi duy trì các chuyến bay ra nước ngoài, các chuyến bay này sẽ ưu tiên tiếp nhiên liệu tại các nước như Việt Nam, Philippines và Malaysia – các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Mặc dù động thái tiếp nhiên liệu này có vẻ bình thường, nhưng tác động của nó sẽ là đáng kể. Do máy bay P-3C có khả năng giám sát tiên tiến, sự hiện diện của nó ở các chặng dừng mới sẽ bao quát phần lớn Biển Đông, nơi mà hành vi ngang ngược của Trung Quốc tiếp tục là mối quan tâm không chỉ đối với các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền mà còn đối với các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản.
Nói rộng hơn, theo Yomiuri Shimbun, đây là một trong những cách riêng mà Nhật Bản góp phần vào việc bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, sau khi Mỹ tuần tra xung quanh các “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc bồi đắp trái phép năm ngoái. Trong khi chưa có việc tuần tra chung Mỹ-Nhật Bản ở Biển Đông, hai nước ngày càng phối hợp hoạt động trong khu vực, kể cả bằng cách tập trận hải quân lần đầu tiên giữa hai nước ở Biển Đông hồi tháng 10 năm ngoái.
Ngoài ra, máy bay tuần tra P3-C có thể là một phần của giao lưu quốc phòng giữa Nhật Bản với các nước hữu quan. Theo dự kiến, máy bay tuần tra P-3C sẽ thực hiện chặng dừng ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam trong tháng 2/2016. Theo Yomiuri Shimbun, trong chuyến Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, hai bên đã đồng ý rằng tàu Nhật Bản có cập cảng tại Vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, các quan chức Việt đã nói rõ rằng tàu nước ngoài sẽ chỉ cập bến ở phần cảng quốc tế, chứ không phải là căn cứ hải quân Cam Ranh.
Các chặng dừng khác được đề cập đến là Palawan ở Philippines và Labuan ở Malaysia, cả hai cũng đều rất quan trọng. Philippines đang xây dựng một căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster thuộc đảo Palawan và cách quần đảo Trường Sa khoảng 100 hải lý. Căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster có thể chứa được các tàu hải quân lớn và có các hệ thống radar hiện đại giám sát tình hình Biển Đông. Philippines và Nhật Bản cũng đã tiến hành tập trận hải quân chung đầu tiên hồi năm ngoái và phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông dự kiến được đưa ra vào cuối năm nay.
Đối với Labuan ở ngoài khơi bờ biển Borneo, Mỹ và Malaysia – trong cuộc hội đàm ở Thủ đô Kuala Lumpur – đã đạt được thỏa thuận cho phép máy bay tuần tra P-8 Poseidon và P-3 Orion của Hải quân Mỹ hạ cất cánh tại căn cứ Không quân Hoàng gia Malaysia ở đó. Malaysia ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển của nước này.
Hồi tháng 12/2015, Singapore đã cho phép Mỹ triển khai luân phiên máy bay do thám P-8 Poseidon ở đảo quốc này.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc bàn giao cho Hạm đội Nam Hải 3 tàu mới
Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển Đông.
Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển Đông.
Sohu.com ngày 28/12 đưa tin, sáng ngày 26/12, Trung Quốc đã tổ chức nghi lễ bàn giao 3 chiếc tàu mới cho Hạm đội Nam Hải. Ba tàu này gồm có tàu vận chuyển vật tư Lô Cô Hồ số hiệu 962, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852 và tàu khảo sát đo lường Tiền Học Sâm số hiệu 873.
Buổi lễ bàn giao ba tàu cho Hạm đội Nam Hải
Sohu cho hay, những chiếc tàu mới trên đều do chính Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo. Tàu vận tải tiếp tế 962 sau khi gia nhập Hạm đội Nam Hải chủ yếu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế vật tư và quân lính thay ca ra đồn trú tại các đảo chiếm đóng ở Trường Sa, ngoài ra còn có thể đảm trách nhiệm vụ cứu hộ tại Biển Đông. Tàu trinh sát điện tử 852 chủ yếu thực hiện nhiệm vụ nắm bắt theo dõi các lực lượng tác chiến của đối phương tại Biển Đông. Tàu đo lường 873 sẽ đảm nhận nhiệm vụ đo đạc biển, đo đạc các đảo đá, quan sát khí tượng biển và thả các phao khí tượng theo dõi thủy văn...
Tàu vận chuyển tiếp tế số hiệu 962
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày một nóng lên, Trung Quốc liên tục tăng cường vũ khí trang bị cho Hạm đội Nam Hải, nhằm nâng cao sức chiến đấu cho Hải quân nước này tại Biển Đông.
Hải Nam (Theo Sohu.com)
Theo_Kiến Thức
Indonesia muốn xây dựng "Trân Châu Cảng" ở Biển Đông Indonesia có kế hoạch tăng cường quân sự hóa quần đảo Natuna và đây được coi là động thái mới nhất của Jakarta nhằm củng cố quốc phòng ở Biển Đông. Quần đảo Natuna xa xôi của Indonesia tại Biển Đông bao gồm khoảng 280 đảo nhỏ với số lượng cư dân khá thưa thớt, chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt...