Nhật Bản quan ngại sâu sắc về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tối 5/4, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu. Ảnh: asia.nikkei.com
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Motegi đã bày tỏ Nhật Bản quan ngại sâu sắc về các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó có việc tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và việc Trung Quốc thực thi Luật hải cảnh mới.
Tại cuộc điện đàm, ngoại trưởng hai nước cũng khẳng định vai trò quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc với trách nhiệm là những nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên nhất trí tiếp tục thảo luận về quan hệ kinh tế Nhật – Trung, ứng phó với COVID-19 và chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, công dân Nhật Bản bị phía Triều Tiên bắt cóc hay thúc đẩy khôi phục ổn định tại Myanmar.
Trước đó, tại cuộc họp thường niên theo “Cơ chế liên lạc đường biển và đường không” giữa cơ quan quốc phòng hai nước cuối tháng 3, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại mạnh mẽ đối với Luật hải cảnh mới của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động căng thẳng ở biển Hoa Đông và Biển Đông thời gian qua.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc đưa hơn 200 tàu hoạt động tại cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động đánh dấu một bước leo thang đáng lo ngại ở Biển Đông. Nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại trước những động thái trên và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức đưa các tàu ra khỏi khu vực này, chấm dứt hành động gây hấn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).
Nhật phản đối hải cảnh Trung Quốc
Nhật Bản yêu cầu lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngừng áp sát tàu cá và rời khỏi vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ qua các kênh ngoại giao cả ở Tokyo và Bắc Kinh, yêu cầu họ ngừng tìm cách áp sát tàu cá Nhật Bản và nhanh chóng rời vùng biển chủ quyền của Nhật Bản. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận những động thái như vậy", Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsubonu Kato cho biết hôm 8/2.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2013. Ảnh: Reuters.
Phát biểu được đưa ra sau vụ hai tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào sáng sớm 6/2. Bộ Chỉ huy Cảnh sát biển Vùng 11 của Nhật Bản cho biết nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc hướng mũi về phía hai tàu cá Nhật Bản trong khu vực, dường như tìm cách tiếp cận chúng.
"Các tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã liên tiếp yêu cầu họ rời đi, đồng thời bảo đảm an toàn cho tàu cá", ông Kato nói thêm.
Hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc, trong đó một chiếc trang bị pháo, cũng hoạt động tại khu vực giáp vùng biển Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi Luật Hải cảnh được Trung Quốc thông qua có hiệu lực từ ngày 1/2. Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc được nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là "hoạt động trái phép" trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuất hiện quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu đưa nước này trở thành "cường quốc hàng hải". Hải cảnh Trung Quốc từ đầu năm đã bốn lần áp sát nhóm đảo tranh chấp, khiến chính phủ Nhật phải thành lập tổ công tác đặc biệt tại văn phòng thủ tướng để phân tích tình hình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi cuối tháng 1 điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, tái khẳng định "cam kết kiên định" của nước này trong việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư theo hiệp ước an ninh giữa hai nước.
Nguy cơ Nhật - Trung tính toán sai lầm quanh đảo tranh chấp Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư có nguy cơ leo thang thành xung đột khi hai bên tăng cường hiện diện. Dù Nhật Bản không thừa nhận chính sách quốc phòng của họ là nhằm đối phó việc Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên...