Nhật Bản: Quân đội Mỹ cần phá hủy 15 cầu Trường Giang khi khai chiến với Trung Quốc
Ngoài các cây cầu chiến lược này, Mỹ cần đồng thời tấn công tiêu diệt các đơn vị tên lửa phòng không, các công trình đường sắt, đường bộ, khu điều hành…
Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E của Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ)
Trang mạng sina Trung Quốc ngày 19 tháng 3 dẫn tờ tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” kỳ mới nhất của Đài Loan đăng bài viết được dịch từ một tạp chí của Nhật Bản có tên là “Nghiên cứu quân sự”.
Theo bài viết, cơ quan nghiên cứu Nhật Bản nhiều năm nghiên cứu cho rằng, một khi Mỹ khai chiến với Trung Quốc, trong thời chiến, mục tiêu chiến lược cần xóa sạch trước tiên của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản là 15 cây cầu lớn trên sông Trường Giang. Đây hoàn toàn không phải là quân cảng của Quân đội Trung Quốc hay căn cứ của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc.
Nhìn vào bản đồ, Nhật Bản có thể đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm và sẵn sàng cung cấp tin tức tình báo cho Mỹ, trong đó có tọa độ 15 cây cầu lớn, đề nghị khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Mỹ cần xóa sạch các mục tiêu chiến lược quan trọng này của Quân đội Trung Quốc.
Theo bài báo, cách đánh chủ yếu của Quân đội Mỹ hiện nay là tác chiến nhất thể trên không, trên biển; nhưng tác chiến nhất thể trên không, trên biển khó có thể hoàn toàn áp chế được ý chí chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, cũng khó mà khuất phục được ý chí chiến tranh tương ứng của người dân Trung Quốc.
Báo Nhật tưởng tượng về chiến tranh trên biển tương lai giữa Nhật-Trung, trong đó tàu sân bay Hải quân Trung Quốc bị tiêu diệt (nguồn mạng sina TQ)
Video đang HOT
Như vậy, phải làm thế nào? Theo bài báo, cách chơi nhiều hơn hiện nay của Mỹ là “ngăn chặn ngoài khơi”, tức là cách xa bờ biển của Trung Quốc, ở khu vực biển vừa và gần, thông qua tên lửa để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng ngăn chặn ngoài khơi rất khó đập tan hoàn toàn ý chí chống Mỹ hoặc tác chiến tương ứng của Trung Quốc.
Theo bài báo, thứ nhất, xóa sạch những cây cầu lớn ở sông Trường Giang sẽ làm cho hoạt động vận chuyển tư liệu sản xuất, vật tư chiến lược quan trọng của Trung Quốc do quân đội nước này tiến hành sẽ bị gián đoạn hoàn toàn. Thứ hai, điều rất quan trọng chính là xóa sạch lòng tin vào việc tiếp tục tác chiến của quân và dân Trung Quốc.
Thứ ba, Quân đội Mỹ hiện nay sử dụng cách làm ngăn chặn ngoài khơi – tức là tiến hành bắn tên lửa ở khu vực cách xa lãnh thổ Trung Quốc – là hoàn toàn không đủ, phải tiến hành can dự hạn chế. Nhật Bản cho rằng, Mỹ chỉ có can dự hạn chế, mục tiêu quan trọng nhất của loại can dự này chính là xóa sạch 15 cây cầu lớn ở sông Trường Giang.
Nhật Bản cho rằng, nhiều năm qua, họ đã thăm dò, tìm hiểu 15 cây cầu lớn Trường Giang – những cây cầu đóng vai trò phòng thủ quan trọng của Trung Quốc, có thể cho biết tọa độ của chúng. Nhật Bản đã tiến hành do thám và nắm chắc các thông tin về phòng thủ từ thượng nguồn đến hạ du dài vài nghìn km của chúng, sẵn sàng cung cấp cho Quân đội Mỹ.
Bản đồ của Nhật Bản đã chỉ rõ, bắt đầu từ thượng du, đi qua Lô Châu, Trùng Khánh, Vạn Châu, Nghi Xương, Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ, cho tới Nam Kinh, thậm chí đề cập tới trong 15 cây cầu lớn này có một số thành phố quan trọng như Nam Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán v.v… Chúng đều là cầu 2 tuyến, hơn nữa những cầu 2 tuyến này khi đánh có thể đánh trúng 2 cầu.
Chiến tranh Nhật-Trung tương lai: máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản bắn rơi máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Ngoài ra, làm mất khả năng vận tải chiến lược quan trọng có thể làm thiệt hại vành đai kinh tế quanh trọng phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc, cho dù diện tích lãnh thổ phía nam sông Trường Giang Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, nhưng GDP lại chiếm tới 1 nửa của Trung Quốc. Hơn nữa, các đô thị phát triển kinh tế của Trung Quốc nằm ở phía nam sông Trường Giang, thông qua xóa sạch các cầu đường sắt có thể đập tan ý thức tiếp tục tác chiến với Mỹ của Trung Quốc.
Theo bài báo, Nhật Bản còn đặc biệt nhấn mạnh, mỗi cây cầu trong số 15 cây cầu lớn của Trung Quốc đều có lực lượng cảnh sát vũ trang bảo vệ, hơn nữa lực lượng này chủ yếu làm nhiệm vụ đề phòng sự phá hoại của con người, tức đây là loại phòng thủ cự ly gần, quy mô là khoảng 1 đại đội lực lượng cảnh sát vũ trang.
Nhưng, điều quan trọng hơn là chỉ có 8 cây cầu lớn quan trọng của sông Trường Giang được các đơn vị cấp tiểu đoàn trang bị tên lửa cự ly trung bình và ngắn bảo vệ, đó chính là tên lửa phòng không HQ-9, thường bố trí 2 – 3 tiểu đoàn ở lân cận. Có thể thấy, chỉ có 8 trong số 15 cây cầu trên sông Trường Giang có đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn phòng bị.
Nhật Bản cho rằng, một khi Mỹ muốn xóa sạch 15 cây cầu này, cần phải đồng thời tấn công xóa sạch các đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn của 8 khu vực, ngoài ra cũng cần phá hủy cầu đường sắt và đường sắt, đường bộ tương ứng, đồng thời cũng cần đồng thời tiêu diệt các khu điều hành xe cộ ở xung quanh. Chỉ có đánh như vậy thì cầu đường sắt sẽ rất khó được lập tức khôi phục trong vòng 1 tháng, cho nên Nhật Bản cung cấp cho Mỹ cả kế hoạch tấn công tổng thể.
Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E, phiên bản cải tiến của Shinshin- Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ)
Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu và tàu chiến hiện nay của Mỹ có thể bắn tên lửa trong đó có tên lửa Tomahawk, tấn công hạ du và thượng du từ hai mặt tây – đông, thông qua phương pháp như vậy, đặc biệt là trực tiếp tiến hành từ vịnh Bengal, có thể trực tiếp bắn trúng một số cây cầu ở sông Trường Giang như ở Trùng Khánh.
Bài báo cho rằng, như vậy, Nhật Bản cũng cố tình để lộ việc cung cấp phương pháp nghiên cứu này cho Quân đội Mỹ, hy vọng tạo ra một khả năng răn đe, uy hiếp đối với Trung Quốc.
Theo Giáo Dục
Máy bay F-35 sẽ có công nghệ tấn công mạng
Chương trình Phi cơ Chiến đấu Đa chức năng F-35 Lightning II của Lockheed Martin hiện đang phát triển một hệ thống tấn công mạng gắn dưới cánh.
"Các công ty hiện đang phát triển một hệ thống bí mật không làm cản trở tín hiệu của F-35", Chuẩn Đô đốc Randy Mahr phát biểu tại một hội nghị của Hiệp hội Vũ khí Chính xác tại Springfield, Virginia.
Phi cơ chiến đấu F-35A cùng dàn vũ khí của nó.
Ông Mahr đã trả lời tạp chí IHS Jane rằng hệ thống này hiện đang "trong giai đoạn thử nghiệm" và không được hãng Lockheed Martin thiết kế, nhưng ông không tiết lộ tên của nhà cung cấp.
Trong khi đó, Chuẩn Đô đốc Mahr cho biết, phiên bản cất cánh - hạ cánh thẳng đứng của F-35 sẽ có thể lắp đặt bom đường kính ngắn Raytheon GBU-53/B (còn có tên là SDB II).
Một số hãng tin đã từng đưa tin khoang để vũ khí của F-35B, phiên bản nhỏ nhất trong số 3 phiên bản chính thức, không mang được loại bom này do bị vướng động cơ cất cánh và hạ cánh.
"SDB II sẽ vừa khoang chứa của F-35B", ông Mahr khẳng định. "Chúng tôi chỉ cần di chuyển ống thủy lực và lùi hệ thống dây điện ra khoảng 1,5cm là bom sẽ để vừa".
Ông cũng nhấn mạnh rằng hiện SDB II hiện vẫn đang trong quá trình phát triển và sẽ chưa sẵn sàng đưa vào hoạt động cho đến khi phần mềm Block IV của máy bay được hoàn thành (nghĩa là khoảng năm 2021).
Theo Infonet
Chuyên gia Australia: Mỹ đã điều động đến châu Á Thái Bình Dương 5 tàu sân bay Chuyên gia người Australia Sam Roggeveen đã đưa ra nhận định như vậy khi thảo luận tại một diễn đàn do Trung tâm quốc tế Ấn Độ ở New Delhi tổ chức. Báo Tribune trụ sở ở Chandigarh dẫn lời một chuyên gia quân sự Australia đến từ Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy cho biết Trung Quốc có ý đồ...