Nhật Bản phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang vệ tinh quan sát mặt đất
Ngày 1/7, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa đẩy H3 mang theo Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 nhằm thúc đẩy những tham vọng về vũ trụ của nước này sau vụ phóng thất bại vào năm ngoái.
Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Tên lửa đẩy H3 số 3 do Nhật Bản tự sản xuất đã rời bệ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima thuộc tỉnh Kagoshima, rời khỏi tầng đầu tiên sau khoảng 5 phút và vệ tinh trên đã tách ra sau khoảng 17 phút, đúng như dự định.
Vệ tinh Quan sát Mặt đất Tiên tiến 4 dự kiến được sử dụng để quan sát các khu vực bị thiên tai và giám sát sự biến đổi trên mặt đất do tác động của núi lửa hoặc động đất. Thông qua việc sử dụng cảm biến radar, vệ tinh này có thể thu được hình ảnh thậm chí trong thời tiết xấu và vào ban đêm.
Video đang HOT
Vụ phóng trên diễn ra vào thời điểm Nhật Bản đang tìm cách giành được chỗ đứng trong lĩnh vực phóng vệ tinh ngày càng cạnh tranh, với kế hoạch phóng tên lửa đẩy H3 6 lần mỗi năm. Sự cạnh tranh gia tăng mạnh kể từ khi công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của Mỹ tham gia “cuộc đua” trong lĩnh vực này.
Trước đó, vụ phóng tên lửa đẩy H3 số 3 được lên kế hoạch vào ngày 30/6 nhưng đã bị hoãn lại do dự báo thời tiết xấu.
Tên lửa đẩy H3 do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và công ty kỹ thuật, điện tử Mitsubishi Heavy Industries Ltd. phát triển. Tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng này đóng vai trò là phương tiện phóng hạng nặng thế hệ tiếp theo của Nhật Bản, sau tên lửa đẩy H2A.
Tên lửa H3 của Nhật Bản gặp thất bại ngoài vũ trụ
Hôm 7/3, tên lửa đẩy hạng trung H3 của Nhật Bản đã gặp thất bại trong chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ do động cơ giai đoạn 2 không bắt lửa như kế hoạch, giáng một đòn vào nỗ lực cắt giảm chi phí tiếp cận không gian và cạnh tranh với SpaceX của Nhật Bản.
Tên lửa H3 mang theo một vệ tinh quan sát mặt đất cất cánh từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima trên đảo Tanegashima, tỉnh Kagoshima, tây nam Nhật Bản ngày 7/3/2023. Ảnh: Kyodo
Theo Reuters, tên lửa H3 cao 57m là mẫu tên lửa đẩy hạng trung mới đầu tiên của Nhật Bản trong vòng 3 thập kỷ vừa qua. H3 cũng mang theo ALOS-3, một vệ tinh quan sát mặt đất quản lý thảm họa cùng với một cảm biến hồng ngoại đang trong quá trình thử nghiệm được thiết kế để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Chủ tịch JAXA Hiroshi Yamakawa cho biết, tên lửa H3 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận không gian của Nhật Bản và đảm bảo quốc gia có khả năng cạnh tranh. Được trang bị động cơ mới đơn giản hơn, chi phí thấp hơn bao gồm các bộ phận được in 3D, H3 được thiết kế để nâng các vệ tinh thương mại và của chính phủ lên quỹ đạo Trái đất, giúp vận chuyển nguồn cung cho Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trong buổi phát sóng trực tiếp của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tên lửa này đã thành công cất cánh mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ cảng không gian Tanegashima hôm 7/3.
Tuy nhiên khi chính thức tiến vào không gian, động cơ giai đoạn 2 của tên lửa H3 lại gặp sự cố và không thể đánh lửa theo đúng kế hoạch. Các nhà khoa học và quan chức giám sát sứ mệnh này sau đó đã buộc phải phá hủy phương tiện theo cách thủ công sau chỉ 14 phút bay. Các mảnh vỡ của tên lửa được cho là rơi xuống vùng biển phía đông Philippines sau đó.
Trong tuyên bố của mình, JAXA cũng đưa ra lời giải thích rằng tên lửa được đánh giá là không thể hoàn thành nhiệm vụ và do đó đã nhận được lệnh phá hủy. Nhà chế tạo tên lửa H3 Mitsubishi Heavy Industries Ltd (MHI) cũng cho biết đang xác nhận tình hình với JAXA và chưa có bình luận ngay lập tức.
Sứ mệnh lần này là nỗ lực thất bại thứ 2 của JAXA sau vụ phóng tên lửa bị trục trặc hồi tháng 2 trước đó. Để điều tra về thất bại "vô cùng đáng tiếc" này, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Keiko Nagaoka cho biết chính phủ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm riêng biệt.
Đưa ra nhận định về sự thất bại của tên lửa H3, giáo sư Hirotaka Watanabe chuyên về chính sách vũ trụ tại Đại học Osaka cho biết nó sẽ có "tác động nghiêm trọng đến chính sách vũ trụ, kinh doanh vũ trụ và khả năng cạnh tranh công nghệ trong tương lai của Nhật Bản".
Vốn ước tính của MHI cho biết chi phí mỗi lần phóng của H3 sẽ chỉ bằng một nửa so với người tiền nhiệm của nó là tên lửa H-II, từ đó giúp hãng này gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường phóng toàn cầu ngày càng bị chi phối bởi tên lửa Falcon 9 có thể tái sử dụng của SpaceX. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 9, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã đưa ra chi phí cho một lần phóng Falcon 9 lên quỹ đạo thấp của Trái đất là 2.600 USD/kg.
Nhật Bản tiếp tục lùi thời điểm phóng tên lửa H3 do thời tiết xấu Theo kế hoạch điều chỉnh, tên lửa H3 sẽ được phóng từ bãi phóng của Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 10h37-10h44 ngày 7/3 (giờ địa phương). Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima (Nhật Bản) ngày 17/2/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)...