Nhật Bản, Philippines phản đối mọi tuyên bố chủ quyền hàng hải bất hợp pháp
Ngày 9/4, các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản và Philippines đã ra tuyên bố chung sau đối thoại an ninh theo hình thức “2 2″, trong đó bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Toàn cảnh quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Takeshima và Hàn Quốc gọi Dokdo trên Biển Hoa Đông. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đối thoại an ninh “2 2″ đầu tiên giữa Nhật Bản và Philippines đã diễn ra tại Tokyo. Tham dự cuộc đối thoại, về phía Nhật Bản có Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, trong khi Ngoại trưởng Teodoro Locsin và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đại diện cho Philippines.
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các Bộ trưởng hai nước cùng bày tỏ phản đối mọi tuyên bố chủ quyền hàng hải không có cơ sở pháp lý, mọi hoạt động quân sự hóa, các hoạt động mang tính cưỡng ép, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Các Bộ trưởng cũng cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể liên quan quốc phòng và kinh tế.
Video đang HOT
Hai bên nhất trí tăng cường nỗ lực nhằm thiết lập hòa bình và ổn định để hiện thực hóa mục tiêu vì một khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Nhật Bản và Philippines kêu gọi thúc đẩy hợp tác để đảm bảo an ninh kinh tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo trật tự kinh tế dựa trên luật pháp quốc tế.
Hồi tháng 11/2021, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nhất trí triển khai đối thoại an ninh theo hình thức “2 2″. Ngày 8/4, Thủ tướng Kishida Fumio đã tiếp các bộ trưởng của Philippines tại Tokyo và bày tỏ hy vọng hai bên sẽ tiếp tục phối hợp vì mục tiêu đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Philippines là nước ASEAN thứ 2 tổ chức đối thoại 2 2 với Nhật Bản, sau Indonesia.
Nhật Bản, Philippines tăng cường quan hệ an ninh
Nhật Bản và Philippines ngày 9.4 đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh giữa lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên biển.
Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi trong cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản ngày 9.4. Ảnh REUTERS
Theo AFP, bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Philippines cùng Nhật Bản ngày 9.4 đã có cuộc họp "2 2" nhằm tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước. Đây là họp 2 2 đầu tiên giữa hai đồng minh của Mỹ. Cả hai quốc gia này đều có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc.
"Hai nước chúng tôi chia sẻ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chúng tôi nhất trí đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm phán quyết tòa trọng tài đưa ra năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines" với Trung Quốc, cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết.
"Trong cuộc họp, chúng tôi đã khẳng định ý chí tăng cường hợp tác giữa hai bên trong việc đối phó với các thách thức khu vực, toàn cầu và hợp tác trong việc hướng tới việc đảm bảo Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", ông Hayashi nói thêm.
Theo ngoại trưởng Nhật Bản, các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước bao gồm đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển ở Đông Nam Á, thảo luận hướng tới việc mở rộng các cuộc tập trận và trao đổi quân sự chung cùng nhiều lĩnh vực khác.
Đây cũng là điều được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhắc đến trong phát biểu. "Chúng tôi đã trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh trong khu vực mà chúng tôi cùng quan tâm, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không, cùng việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài", ông Lorenzana cho biết.
Bên cạnh Philippines, Nhật Bản đã hình thành khuôn khổ hai cộng hai với 8 quốc gia khác. Đó là Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia và Nga.
Nhật Bản mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên Ngày 1/4, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Triều Tiên, trong đó có các lệnh đóng băng tài sản mới đối với 4 tổ chức của Nga và 9 cá nhân được cho có liên quan đến các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tên lửa đạn...