Nhật Bản, Philippines hợp tác đối phó Trung Quốc
Nhật Bản và Philippines hôm qua đã nhất trí khởi động các chương trình hợp tác an ninh song phương nhằm đối phó với những hành động gây hấn ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng mở rộng quy mô và tiến độ xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau cuộc hội đàm tại thủ đô Tokyo (Ảnh: Yahoo News)
Thỏa thuận trên đạt được trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Theo đó, ông Aquino và Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe đã nhất trí khởi động các cuộc đàm phán để tiến tới ký kết hiệp ước chuyển giao thiết bị và công nghệ quân sự nhằm thúc đẩy hợp tác an ninh song phương.
Những thiết bị sẽ được Nhật Bản chuyển giao gồm máy bay tuần tra P-3C, thiết bị dùng cho radar và 10 tàu tuần tra dành cho Lực lượng bảo an biển của Philippines.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ giúp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Manila với cam kết triển khai dự án đường sắt trị giá khoảng 300 tỷ yên (tương đương 2,4 tỷ USD).
Cũng tại cuộc hội đàm song phương, hai nhà lãnh đạo chia sẻ quan ngại sâu sắc về những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng, trong đó có hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, ám chỉ các dự án quy mô lớn đang được Bắc Kinh ráo riết triển khai ở Biển Đông.
Trong khuôn khổ “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp hàng hải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và kêu gọi các bên kiềm chế các hành động đơn phương trên biển”, tuyên bố chung sau hội đàm nêu rõ.
Video đang HOT
Để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực, ông Abe và ông Aquino nhất trí tăng cường hợp tác an ninh thông qua việc mở rộng các cuộc tập trận song phương và đa phương.
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippines Aquino đều thực thi các chính sách cứng rắn với Bắc Kinh nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ gây tranh cãi của Trung Quốc.
Hiện quan hệ của cả hai nước này với Trung Quốc đều đang rơi xuống điểm thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi Bắc Kinh liên tục có các hành động gây hấn với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và với Philippines ở bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham ở Biển Đông.
Các hành động gây hấn của Trung Quốc, nhất là việc nước này bất chấp dư luận quốc tế tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, cũng đã gây quan ngại cho nhiều nước khác trong khu vực và Mỹ.
Tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á Shangri-la 2015 vừa diễn ra ở Singapore, Mỹ và Nhật Bản đã phản đối kịch liệt các hành động của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và kiềm chế những hành động đơn phương trên biển.
Trong phát biểu mới nhất nhằm làm dịu quan ngại của dư luận khu vực và thế giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định sẵn sàng phối hợp với các quốc gia Đông Nam Á trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Theo người phát ngôn, Bắc Kinh mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trực tiếp, tăng cường các cơ chế và quy định của khu vực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và cùng nhau hợp tác, phát triển ở Biển Đông.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy giữa lời nói và hành động của Bắc Kinh luôn tồn tại khoảng cách rất lớn.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung, Hàn lên tiếng về định hướng hợp tác quốc phòng mới Nhật-Mỹ
Trung Quốc hôm 28/4 đã bày tỏ quan ngại về nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới vừa được Mỹ và Nhật Bản công bố. Trong khi đó, Hàn Quốc phản ứng một cách thận trọng trước xu hướng hay đổi mới này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Ảnh: AP)
Trong buổi họp báo sáng nay 28/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo những thay đổi trong định hướng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản không được làm ảnh hưởng đến vị thế của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
"Mỹ và Nhật Bản có trách nhiệm đảm bảo rằng liên minh giữa họ sẽ không làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", ông Hồng Lỗi tuyên bố.
Đây là phản ứng được cho là tương đối nhẹ nhàng của Bắc Kinh trước sự thay đổi mang tính căn bản của mối liên minh quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ theo hướng vừa mở rộng quy mô và mức độ hợp tác, vừa trao cho Tokyo vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh nổi lên ở khu vực.
Sự thay đổi này cũng sẽ chính thức hóa việc đảm bảo an ninh của Mỹ đối với quần đảo Senkaku trên Biển Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
"Việc sửa đổi đường lối hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sẽ không làm ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc về Điếu Ngư. Bất kể bên nào có nói hay làm gì, họ cũng không thể thay đổi thực tế rằng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc", ông Hồi Lỗi tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh về quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, một trong những nhân tố chính gây căng thẳng quan hệ Trung - Nhật trong nhiều năm gần đây.
Hàn Quốc cũng phản ứng khá thận trọng khi chỉ đề nghị Mỹ và Nhật Bản tham vấn chặt chẽ với Seoul về các vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
"Chính phủ Hàn Quốc hy vọng Mỹ và Nhật Bản... thực hiện đường lối chỉ đạo mới theo cách sẽ đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như duy trì tham vấn chặt chẽ với chúng tôi về các vấn đề liên quan đến an ninh trên bán đảo Triều Tiên và các lợi ích quốc gia của chúng tôi", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ.
Dưới góc nhìn của Hàn Quốc, đường lối hợp tác quốc phòng mới Nhật-Mỹ dường như đã tính đến các quan ngại của Seoul khi quy định hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của nước thứ 3.
Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới được Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Mỹ công bố trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp 2 2 ở New York ngày hôm qua 27/4.
Theo đường lối chỉ đạo mới, Nhật Bản có thể bắn hạ các tên lửa đang hướng về Mỹ, được quyền trợ giúp nước thứ 3 bị tấn công nếu cuộc tấn công đó được coi là mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Bản.
Quy mô hợp tác quốc phòng mới sẽ được tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, từ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng, tấn công từ không gian tới an ninh hàng hải.
Đáng chú ý, đường lối hợp tác quốc phòng mới được đưa ra trong bối cảnh tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều chuyển biến phức tạp, nhất là việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động gây hấn trong khu vực sau các nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
"Bất cứ việc gì xảy ra trên Biển Đông đều thu hút sự chú ý của quốc tế" Sáng 27/4, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26. Thúc đẩy thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông là một nội dung quan trọng của Hội nghị lần này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Malaysia dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần...