Nhật Bản phê duyệt vaccine Pfizer
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức phê duyệt vaccine Covid-19 do công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ sản xuất.
Ngày 14/2, Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản cho biết đã cấp phép sử dụng vaccine Pfizer sau khi hội đồng chuyên gia đưa ra quyết định vào ngày 12/2, dựa trên đánh giá về tính hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt tại nước này. Pfizer nộp đơn xin phê duyệt vaccine tại Nhật từ tháng 12/2020.
Vaccine sẽ được Nhật tiêm cho những người từ 16 tuổi trở lên. Hai mũi tiêm cách nhau ba tuần.
Việc tiêm chủng dự kiến bắt đầu sớm nhất vào ngày 17/2. Nhân viên y tế là những người đầu tiên được tiêm phòng, sau đó là người cao tuổi và cuối cùng mới đến đối tượng khác.
Theo hợp đồng với chính phủ Nhật Bản, Pfizer cam kết sẽ cung cấp đủ vaccine cho 72 triệu người dân vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 5/2, hãng AstraZeneca của Anh đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine nCoV tại Nhật Bản. Ngoài ra, công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ cũng đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại nước này.
Nhân viên y tế thử nghiệm vaccine của Pfizer ở Brazil. Ảnh: Reuters
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer từ tháng 12/2020, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Quyết định được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 500.000 người Mỹ khi ấy.
Vaccine Pfizer được điều chế dựa trên phân tử di truyền RNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.
Ngày 20/1, các nhà nghiên cứu xác nhận sản phẩm hiệu quả với biến thể nCoV của Anh. Thông tin được công bố trên tạp chí Y sinh bioRxiv, dựa trên phân tích kết quả xét nghiệm máu của 16 tình nguyện viên. Trước đó, những người này được tiếp xúc với một loại virus tổng hợp 10 đột biến đặc trưng của biến thể B.1.1.7. Biến thể này được cho là có khả năng lây lan nhanh với tỷ lệ 56%. Các kháng thể trong máu của những tình nguyện viên được tiêm vaccine đã vô hiệu hóa B.1.1.7 hiệu quả như chủng ban đầu của nCoV.
Nghịch cảnh phải bỏ phí vaccine COVID-19 vì ống tiêm tại Nhật Bản
Hàng triệu người Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ không được tiêm vaccine phòng COVID-19 như kế hoạch do nước này thiếu ống tiêm đặc biệt.
Nhật Bản lo lắng vaccine "thất thoát" vì không có ống tiêm chuyên dụng. Ảnh: AFP
Tờ Guardian (Anh) ngày 10/2 cho biết ống tiêm tiêu chuẩn tại Nhật Bản hiện nay không thể rút được đủ lượng từ lọ vaccine do công ty dược Mỹ Pfizer sản xuất.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Norihisa Tamura đã xác nhận thông tin này. Nhật Bản đặt hàng 144 triệu liều vaccine Pfizer đủ dùng cho 72 triệu người dân nước này.
Theo ước tính, mỗi lọ vaccine Pfizer chứa khoảng 6 liều. Người dân sẽ được tiêm hai liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer, mỗi liều cách nhau 3 tuần. Tuy nhiên, ống tiêm tiêu chuẩn tại Nhật Bản chỉ có thể rút được 5 liều/mỗi lọ vaccine. Như vậy, số vaccine nước này đặt mua sẽ chỉ đủ dùng cho 60 triệu người.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato thừa nhận rằng kể từ khi nước này khởi động chương trình tiêm vaccine vào giữa tháng 2, nhiều nhân viên y tế không thể rút liều thứ 6 từ lọ vaccine đã buộc phải vứt bỏ phần còn sót.
Chính phủ Nhật Bản đang đề nghị các nhà đơn vị thiết bị y tế tăng cường sản xuất ống tiêm chuyên dụng có thể rút đủ 6 liều từ mỗi lọ vaccine COVID-19.
Không chỉ riêng Nhật Bản vấp phải khó khăn này. Mỹ và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu (EU) cũng rơi vào tình trạng thiếu ống tiêm chuyên dụng. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ cạnh tranh gắt gao để đảm bảo được nguồn cung ống tiêm chuyên dụng này.
Nhật Bản dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho 10.000-20.000 nhân viên y tế tuyến đầu và đến giữa tháng 3, khoảng 3,7 triệu nhân viên y tế khác sẽ được tiêm. Theo lộ trình, đến giữa tháng 4, Nhật Bản sẽ tiêm vaccine cho 36 triệu người trên 65 tuổi.
Ngoài Pfizer, Nhật Bản cũng đang xem xét vaccine COVID-19 của AstraZeneca (Anh) và Moderna (Mỹ).
Lộ bằng chứng cơ quan quản lý thuốc EU bị ép phê duyệt vaccine Pfizer Mới đây, một số thư điện tử bị rò rỉ đã tiết lộ chi tiết cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã bị gây sức ép để nhanh chóng phê chuẩn cho vaccine COVID-19 của Pfizer bất chấp vaccine có "vấn đề". Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters...