Nhật Bản phát triển thủy điện nhỏ cho nông nghiệp
Những trạm thủy điện nhỏ tận dụng các con kênh, mương nông nghiệp đang được nhân rộng ở Nhật Bản và trở thành một mô hình đáng quan tâm.
Trạm thủy điện nhỏ tại Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã được biết đến như một quốc gia phụ thuộc vào điện hạt nhân và năng lượng hóa thạch nhập khẩu, tuy nhiên thảm họa kép động đất sóng thần ngày 11/3/2011 đang từng bước thay đổi chiến lược năng lượng của nước này. Chính phủ Nhật Bản đang rất nỗ lực phát triển các dòng năng lượng mới, một trong số đó là thủy điện nhỏ. Những trạm thủy điện nhỏ tận dụng các con kênh, mương nông nghiệp đang được nhân rộng ở Nhật Bản và trở thành một mô hình đáng quan tâm.
Không cần các thác nước lớn, không cần di chuyển hàng vạn hộ dân, những trạm thủy điện cỡ nhỏ vận hành mà không cần nhân viên túc trực hàng ngày đang mọc lên ở nhiều địa phương tại Nhật Bản.
Trạm thủy điện ở ngọai ô thành phố Toyama được xây dựng trên một con mương, có công suất 17,7 kW, có thể cung cấp điện cho một khu vực dân cư nhỏ. Vào năm ngóai, chi phí vận hành trạm thủy điện nhỏ này chỉ vào khoảng 2 triệu Yen, tương đương 20.000 USD, trong khi công ty điện lực thu được khoảng 60.000 USD tiền bán điện mỗi năm.
Video đang HOT
Mô hình thủy điện cỡ nhỏ đã được biết đến tại Nhật Bản từ lâu nhưng chỉ thực sự được quan tâm trong thời gian 5 năm trở lại đây khi thảm họa ngày 11/3 đã buộc Nhật Bản đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân. Mô hình trạm thủy điện lợi dụng nước tưới tiêu nông nghiệp ngay từ khi ra đời vào năm 2011 đã được xem là thành công và cần được nhân rộng.
Năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện dự án phát triển thủy điện cỡ nhỏ và kể từ đó rất nhiều trạm thủy điện cỡ nhỏ đã được ra đời. Thủy điện nhỏ được xem là đặc biệt phù hợp với điều kiện địa lý của Nhật Bản, nơi thiếu những thác nước và dòng chảy mạnh.
Việc phát triển mô hình thủy điện nhỏ có thể sẽ không giúp Nhật Bản giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và hạt nhân nhưng đây được xem là giải pháp nhiều lợi ích cho những vùng canh tác nông nghiệp có nhiều nước tưới tiêu.
Theo_VTV
G7 ngầm chỉ trích hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông
Trong cuộc họp hôm nay tại Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó ngầm chỉ trích động thái từ Trung Quốc.
Tại cuộc họp ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) hôm 11/4, bộ trưởng ngoại giao của nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) lên án vụ thử tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên hồi đầu năm nay, đồng thời chia sẻ mối quan ngại về các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Kyodo đưa tin.
Ngoại trưởng các nước thuộc G7 tại Hiroshima ngày 11/4. Ảnh: NDTV
Trong tuyên bố chung được đưa ra hai ngày sau cuộc họp, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ lên án mạnh mẽ sự khiêu khích liên tục của Triều Tiên khi vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Trong một tuyên bố riêng về an ninh hàng hải, các ngoại trưởng G7 kêu gọi tất cả các quốc gia không tiến hành cải tạo đất và xây dựng cơ sở vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Theo Kyodo, rõ ràng các ngoại trưởng đã chỉ trích động thái của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông thời gian qua.
Trước đó, tại phiên khai mạc hội nghị, Nhật Bản hy vọng các bộ trưởng G7 sẽ lên tiếng phản đối hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển cũng như khuyến khích phương Tây góp tiếng nói nhiều hơn để thay mặt các nước Đông Nam Á đang có lợi ích ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7. Theo Bắc Kinh, việc Nhật Bản đề cập tới những tranh chấp trên biển là "sự khiêu khích" ảnh hưởng tới "những mối quan tâm thích đáng hơn". Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản đưa vấn đề Biển Đông khỏi chương trình nghị sự.
G7 là tập hợp 7 nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy). Nhóm được thành lập vào năm 1976. G7 sẽ họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11/4/2008 ở Washington, D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008. Hội nghị cấp cao G7 năm 2016 là lần tổ chức thứ 42, diễn ra vào cuối tháng 5 tại thành phố Hiroshima, do Thủ tướng Abe chủ trì.
Hải Anh
Theo Zing News
Máy bay thả hàng cứu trợ xuống thành phố Syria do IS kiểm soát Tổng cộng 20 tấn lương thực, gồm đậu, gạo đã được thả xuống từ máy bay, đủ để cứu đói cho 2.500 người Syria trong thành phố mà IS kiểm soát. Hôm qua (10/4), Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã dùng máy bay thả hàng cứu trợ xuống thành phố Deir Ezzor, phía đông Syria nằm dưới sự...