Nhật Bản phát hiện 5 máy bay Trung Quốc bay gần quần đảo Okinawa
Quan hệ song phương Trung-Nhật mới ấm dần lên được chưa lâu, thì vào hôm 6-12, Nhật lại vừa ghi nhận 5 máy bay Trung Quốc đang bay qua vùng giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako. 5 máy bay này được các chuyên gia nhận định là có khả năng đe doạ tới cả đảo Guam.
Nhà bình luận quân sự Li Xiaojian cho biết các máy bay này đã rời bờ Tây Thái Bình Dương để tham gia một cuộc diễn tập hải quân và không quân quy mô lớn, nơi có xuất hiện cả các tàu chiến của Trung Quốc. Điều này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc có khả năng kết hợp sức mạnh không quân và hải quân trong chiến đấu.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các máy bay này bao gồm một máy bay do thám Y-9, 2 máy bay vận tải đa dụng Y-8 và 2 máy bay ném bom H-6, đã bay về phía nam biển Hoa Đông và tiếp cận đảo chính của quần đảo Okinawa trước khi bay vào Thái Bình Dương. Để phản ứng, một vài máy bay của Nhật Bản đã được lệnh cất cánh để đề phòng hành động xấu.
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc
Tuy nhiên, các máy bay của Trung Quốc chưa hề vi phạm không phận Nhật Bản.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 9 tháng máy bay quân sự Trung Quốc bay đến biển Hoa Đông và Thái Bình Dương sau khi băng qua một khu vực nằm giữa đảo chính của Okinawa và đảo Miyako. Đây cũng là lần đầu tiên từ hôm 3-10, Nhật phản ứng lại những hành động này.
Video đang HOT
Chuyên gia Li cho biết máy bay Y-9 được trang bị hệ thống giám sát điện tiên tiến, cho phép nó phát hiện các mục tiêu cả trên biển lẫn trên không. Máy bay Y-8 là một trong những chiếc phi cơ nổi tiếng nhất trong quân đội Trung Quốc, có khả năng mang theo binh lính, thả lính dù, đồ tiếp tế, và phục vụ như phương tiện cấp cứu từ trên không.
Một chuyên gia quân sự khác thì nhận định rằng máy bay H-6 được trang bị các tên lửa hành trình và có khả năng phát động các cuộc tấn công từ không trung. H-6 cũng có thể mang theo 9.000 kg bao gồm hàng loạt các loại tên lửa không đối đất và chống hạm, cũng như bom hạng nặng.
Máy bay ném bom H-6 có thể đe doạ tới hạm đội tàu sân bay và các căn cứ bộ binh của Mỹ ở biển Đông, biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản và cả đảo Guam.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng quan hệ song phương
Ngày 20/11, Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC) đánh giá môi trường cho các doanh nghiệp nước ngoài kém thân thiện, các quy định thương mại mang tính thiên vị và chi tiêu quốc phòng tăng cao của Trung Quốc là những yếu tố làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong năm nay.
Ảnh minh họa (nguồn: Presstv)
Báo cáo thường niên của USCC trình lên Quốc hội Mỹ cũng nhận định "mối quan hệ an ninh Mỹ - Trung phần lớn là xấu đi trong năm 2014," đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và Hoa Đông.
USCC viện dẫn đến các tranh chấp lãnh thổ - lãnh hải giữa Trung Quốc với hai đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản cũng như việc các máy bay và tàu quân sự Trung Quốc đã đối đầu với máy bay và tàu Mỹ "nhiều lần kể từ cuối năm 2013."
Trong những lần đụng độ này, phía Trung Quốc đã cho thấy cách hành xử "không an toàn, không chuyên nghiệp và hung hăng có thể dẫn đến thiệt hại về người hay một cuộc khủng hoảng chính trị lớn."
USCC cũng cho biết Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã có sự đầu tư đáng kể củng cố tiềm lực quốc phòng.
Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã liên tục duy trì mức tăng chi tiêu quân sự ở mức hai con số. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay tăng 12,2% so với năm ngoái, đưa tổng mức ngân sách quốc phòng dự kiến lên khoảng 131,6 tỷ USD.
Số lượng tàu ngầm của Trung Quốc đã tăng mạnh, từ mức một tàu hồi năm 2000 lên gần 40 tàu trong năm nay.
Chủ tịch USCC Dennis Shea nhận định sự đầu tư này đang dần cho phép Trung Quốc thách thức ưu thế vượt trội của Mỹ tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương cũng như chuyển cán cân quyền lực khu vực nghiêng về phía Bắc Kinh.
Từ thực tế này, USCC kêu gọi quốc hội tăng ngân sách cho sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì khả năng sẵn sàng cao và "đối trọng với năng lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc."
Trên khía cạnh kinh tế, USCC cho biết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, một chính sách được đồng nội tệ được định giá thấp hơn giá trị thực "chống lưng," giúp Bắc Kinh duy trì một lượng dự trữ ngoại tệ mạnh và khiến cán cân thương mại toàn cầu mất cân bằng.
Bất chấp việc Washington đã vận dụng tới các công cụ ngoại giao và pháp luật, các vi phạm thương mại của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn và làm mất cân bằng kim ngạch thương mại song phương.
Bên cạnh đó, năm 2014, lần đầu tiên dòng đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc đổ vào Mỹ đã vượt đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng đây là ảnh hưởng từ việc các công ty nước ngoài phải đối mặt với một môi trường đầu tư không thân thiện tại cường quốc châu Á này./.
Theo TTXVN/(Vietnam )
Báo Mỹ: Trung Quốc là thách thức lớn hơn Liên Xô thời "Chiến tranh lạnh" Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, hiện Bắc Kinh đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Washington, nguy hiểm hơn cả Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh. Độc giả của tờ "Lợi ích quốc gia" Hoa Kỳ (The National Interest) đang đặc biệt quan tâm đến các bài viết liên quan đến việc Trung Quốc trở lại...