Nhật Bản phản ứng hoạt động mới nhất của Nga tại Nam Kuril
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối với phía Nga thông qua các kênh ngoại giao về các sự kiện kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ II được tổ chức tại quần đảo Nam Kuril.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối với phía Nga thông qua các kênh ngoại giao về các sự kiện kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ II được tổ chức tại quần đảo Nam Kuril – mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 4/9 cho biết.
“Liên quan đến việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Nga trên bốn hòn đảo phương bắc (nam Kuril-pv), điều đi ngược lại lập trường của đất nước chúng tôi và chúng tôi đang bày tỏ sự phản đối bằng nhiều cách … Chúng tôi đã lên tiếng phản đối thông qua các kênh ngoại giao vào ngày 3/9″, ông Suga nói tại một cuộc họp báo.
Nhật Bản lên tiếng phản đối việc Nga kỉ niệm kết thúc Thế chiến 2 tại vùng lãnh thổ phương Bắc/quần đảo Nam Kuril. (Nguồn: TASS)
Ông Suga cũng nói rằng, các sự kiện được tổ chức trên Quần đảo Nam Kuril/ vùng Lãnh thổ phương Bắc là không thể chấp nhận được từ quan điểm của Nhật Bản.
Video đang HOT
Vào ngày 2/9, nhiều khu vực của Nga, cùng với quần đảo Nam Kuril đã tổ chức kỷ niệm 73 năm ngày kết thúc Thế chiến II.
Quan hệ Nga-Nhật từ lâu đã ở vào tình thế phức tạp bởi thực tế là hai quốc gia chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn sau khi kết thúc Thế chiến II. Hai nước đã tổ chức các cuộc tham vấn hướng tới một hiệp ước hòa bình kể từ giữa thế kỷ 20, tuy nhiên, vẫn còn bất đồng đối với chủ quyền của bốn hòn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Sau Thế Chiến 2, bốn hòn đảo trên được trao cho Liên Xô kiểm soát, trong khi Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo này.
Năm 1956, hai nước đã ký tuyên bố chung kết thúc tình trạng chiến tranh, khôi phục quan hệ ngoại giao và tất cả các mối quan hệ khác, tuy nhiên, vẫn chưa đạt được một hiệp ước hòa bình.
Sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Nhật Bản vào tháng 12/2016, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở nên tích cực hơn, khi Moscow và Tokyo đồng ý phát triển các dự án chung trên các hòn đảo tranh chấp.
Theo toquoc
Sợ bị "ra rìa", Nhật Bản đề nghị trả tiền phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong một tuyên bố ngày 13.6 đã đưa ra đề nghị trả chi phí ban đầu cho việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Báo chí Nhật Bản đưa tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đề nghị giúp Triều Tiên phi hạt nhân hóa và ông Suga cho biết Nhật Bản sẽ chi trả cho các cuộc thanh tra của IAEA nếu hoạt động này được tiến hành.
Trước đó, chỉ vài ngày sau khi ông Donald Trump hồi tháng Ba công bố quyết định đầu tiên gặp ông Kim Jong-un, Nhật Bản đã cam kết cung cấp hơn 2.8 triệu USD cho việc thanh sát của IAEA đối với các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng đồng ý. Các thanh sát viên IAEA đã bị trục xuất hồi tháng 4.2009 sau khi đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên sụp đổ.
Trong tuyên bố chung ký kết tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12.6, hai bên cam kết hành động "hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên".
Mặc dù ông Donald Trump nói tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu "ngay lập tức", nhưng không có chi tiết cụ thể nào được đưa ra về việc giải trừ vũ khí, kể cả thời gian và cơ chế.
Khi được hỏi ai sẽ trả chi phí cho việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên tại buổi họp báo sau thượng đỉnh, ông Donald Trump nói ông nghĩ rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc "sẽ giúp đỡ rất nhiều".
Trong bối cảnh hoạt động ngoại giao sôi nổi mà đỉnh cao là thượng đỉnh tại Singapore, Nhật Bản thường phải lên tiếng nhấn mạnh quan điểm của mình để khỏi bị "gạt ra ngoài lề".
Thủ tướng Shinzo Abe trong nhiều lần đối thoại với Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh mối quan ngại của Tokyo, bao gồm cả sự cần thiết hiện diện quân sự liên tục của Mỹ trong khu vực.
Ngày 13.6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và các cuộc tập trận là "sống còn" và cần được tiếp tục. Trước đó hôm 12.6, ông Donald Trump tuyên bố Mỹ ngừng tập trận với Hàn Quốc vì chúng "khiêu khích và tốn kém".
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Nhật Bản tạm giữ 8 người Triều Tiên "trôi dạt" tới lãnh hải Cảnh sát Nhật Bản đã tạm giữ 8 người tự nhận là người Triều Tiên trôi dạt tới gần một bến du thuyền ở thành phố phía bắc Nhật Bản. Một tàu cá Triều Tiên (Ảnh minh họa: Dailymail) Theo Reuters ngày 24/11 đưa tin, cư dân ở thành phố Yurihonjo, thuộc tỉnh Akita đã trình báo với cảnh sát khu vực rằng...