Nhật Bản phản đối Trung Quốc thăm dò mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông
Thông qua các kênh ngoại giao, Nhật Bản ngày 7/2 đã tiếp tục phản đối Trung Quốc về việc triển khai một tàu khoan tại một mỏ khí đốt tại khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Sự phản đối trên được đưa ra sau khi Tokyo khẳng định rằng, tàu khoan của Trung Quốc hồi tháng 1 đã di chuyển đến một địa điểm cách vị trí của tàu này hồi giữa tháng 11/2018 vài km về phía Đông Bắc, trong động thái dường như tìm kiếm tài nguyên.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Nguồn: Reuters)
Phát biểu tại họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh: “Thật đáng tiếc rằng, Trung Quốc tiếp tục hoạt động thăm dò đơn phương của họ”.
Bắc Kinh đã phát triển 16 cấu trúc ở bên phía Trung Quốc của đường ranh giới do Nhật Bản đề xuất, ngăn cách vùng đặc quyền kinh tế của hai nước ở Biển Hoa Đông. Trước đó, hồi năm 2008, hai nước đã nhất trí cùng khai thác khí đốt ở khu vực này, song các cuộc thương lượng đã bị đình chỉ vào năm 2010.
Theo Thegioi&VietNam
Video đang HOT
Mỹ chỉ khiếm khuyết công nghệ đóng tàu sân bay Trung Quốc
Theo South China Morning Post, Trung Quốc vừa công bố kế hoach sở hữu tới 4 tàu sân bay tự đóng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Mỹ hoài nghi.
Nội dung này được nói đến trong bài viết "Trung Quốc sẽ làm thế nào xây dựng biên đội tàu sân bay, triển khai ở Biển Đông cắt đứt tuyến đường vận tải của Nhật Bản". Tàu sân bay nội địa Trung Quốc rất có thể sẽ chế tạo 3 chiếc trong lô đầu tiên. Bởi vì, về lý thuyết, 1 tàu sân bay rất khó hình thành sức chiến đấu có hiệu quả.
Chỉ khi có 3 tàu sân bay trở lên mới có thể đạt được mục đích "1 tàu tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở biển xa, 1 tàu huấn luyện phi công và thủy thủ cho một tàu mới khác, 1 tàu khác tiến hành sửa chữa va nghỉ ngơi ở bến tàu hoặc căn cứ", như vậy mới có thể hình thành biên đội tàu sân bay có hiệu quả, có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Báo Trung Quốc cho biết, khác với tau sân bay cua My "diễu võ dương oai" ở các đại dương trên thế giới, tau sân bay số lượng có hạn cua Trung Quôc có thể tụ tập triển khai ở cang chinh, lấy phương thức triển khai luân phiên để thưc hiên nhiệm vụ.
Trang mạng Học viện Hai quân My phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể sẽ không phân phối tàu sân bay theo phương thức mỗi hạm đội lớn 1 chiếc (hiện nay Trung Quốc có 3 hạm đội lớn), có thể sẽ tụ tập nhiều tàu sân bay triển khai ở căn cứ Tam Á của Hạm đội Nam Hải, đông thơi cũng dùng mô hình triển khai không định kỳ ở các vùng biển như biển Hoa Đông để thích ứng với những nhu cầu khác nhau.
Tóm lại, Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn đầu ít nhất cần thanh lâp 4 biên đội tàu sân bay để yểm trợ cho biên đội tàu chiến, chi viện tác chiến đổ bộ và bảo vệ chủ quyền trên biển mà họ tuyên bố (Phi pháp và phi lý - PV).
Sau khi sở hữu biên đội tàu sân bay của mình, sẽ tăng cường rất lớn năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, cũng có nghĩa là Trung Quốc se tăng cường sư hiên diên quân sư của mình ở các đại dương trên thế giới.
Dự tính, toàn bộ thời gian chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc là 36 tháng, chạy thử 12 tháng, thời gian huấn luyện hiệp đồng giữa tàu và máy bay 12 tháng và thời gian bàn giao toàn bộ 3 chiếc dự đoán lạc quan có thể hoàn thành vào năm 2019. Điều đặc biệt là tất cả những chiếc tàu sân bay này đều được trang bị hệ thống máy phóng điện từ (EMALS).
Ngay khi Trung Quốc công bố thông tin đóng tàu sân bay với EMALS, trang Washington Post dẫn nhận định của giới quân sự Mỹ không tin vào khả năng chế được máy phóng điện từ của Trung Quốc vào thời điểm hiện nay.
Theo nguồn tin này, ngay cả với Mỹ - nước có kinh nghiệm sản xuất và vận hành tàu sân bay từ hàng chục năm nay cũng mới có những thử nghiệm thành công đầu tiên hệ thống EMALS từ tàu sân bay lớp Ford hồi đầu năm 2017. Vì vậy, để đạt được thành quả như Mỹ, Trung Quốc phải cần nhiều thời gian hơn nữa.
Được biết, USS Gerald R. Ford đã trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng điện từ trường thay cho máy phóng hơi nước. Trước khi máy phóng điện từ EMALS được đưa vào thử nghiệm, các kỹ sư và chuyên gia hàng không mẫu hạm thế giới đã nhiều lần bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi trong kỹ thuật và tính kinh tế của một thiết bị phóng quá phức tạp này.
Tuy nhiên, từ góc nhìn quân sự, các máy phóng điện từ trường của tàu sân bay là một phương án có nhiều hứa hẹn trong tương lai hơn là máy phóng hơi nước truyền thống. Việc sử dụng thành công máy phóng điện từ lần đầu tiên cho thấy, giải pháp này đã đạt được kết quả như mong đợi.
Bảo đảm được tần suất và số lượt chiếc máy bay xuất kích ngày càng gia tăng trong tác chiến hiện đại là mục tiêu then chốt của bất cứ tàu sân bay nào, kể cả Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford được chế tạo với đích trở thành tàu sân bay lớn nhất, mạnh nhất thế giới.
Tính đa dạng trong tác chiến của hàng không mẫu hạm sử dụng máy phóng điện từ có tính năng ưu việt chính là khả năng bảo đảm hoạt động bình thường cho tất cả các loại máy bay mà nó mang theo, với hiệu suất vượt trội so với máy phóng hơi nước thế hệ cũ.
Máy phóng sử dụng hệ thống động lực điện từ, dễ dàng kiểm soát chính xác lượng điện phát ra, có thể dễ dàng phóng luân phiên hoặc xem kẽ các loại máy bay không người lái và có người lái với trọng lượng cất cánh từ vài tấn đến vài chục tấn mà chỉ cần thay đổi một vài tham số điều khiển.
Được trang bị hệ thống máy phóng điện từ, tàu sân bay sẽ phóng máy bay ra khỏi sàn tàu một cách nhẹ nhàng và thu hồi máy bay hạ cánh an toàn hơn sử dụng máy phóng hơi nước và thiết bị hãm đà kiểu cũ. Ước tính hiệu suất hoạt động mỗi ngày của tàu sẽ cao hơn 25% so với các tàu sân bay với hệ thống máy phóng hơi nước.
Và nếu thực sự Trung Quốc đã phát triển thành công hệ thống máy phóng EMALS, sức mạnh tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc có thể sánh ngang với USS Gerald Ford bởi ngoài máy phóng điện từ, hàng không mẫu hạm của Bắc Kinh còn được trang bị phiên bản mới của tiêm kích J-15 rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đặt được như những gì tuyên bố, có thể Trung Quốc phải cần nhiều thời gian hơn nữa.
Tuấn Vũ
Theo Datviet
Tàu cá Trung Quốc bị bắt khi Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp phái viên Nhật Một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị bắt ở vùng biển gần Nhật Bản, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang tiếp đón phái viên Nhật Bản tại Bắc Kinh nhằm "bơm năng lượng tích cực vào quan hệ song phương". Sự việc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Nhật Bản, trong đó có đài NHK,...