Nhật Bản phản đối Trung Quốc đơn phương thăm dò khí đốt ở Hoa Đông
Nhật Bản hôm nay đã bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng” về việc Trung Quốc xây dựng một dàn khoan gần một mỏ khí trữ lượng lớn tiềm tàng nhưng đang bị tranh chấp giữa hai nước ở Hoa Đông.
(Ảnh minh họa)
Một tàu của Trung Quốc đã được nhìn thấy đang xây dựng dường như là một giàn khoan nằm cách đường trung tuyến giữa 2 nước chỉ khoảng 26km, Chánh văn phòng nội các Yoshihiko Suga cho biết trong một cuộc họp báo hôm nay.
Tokyo coi đường đường trung tuyến là đường biên giới thích hợp giữa hai nước trong khi Bắc Kinh thì không.
Tokyo từ lâu đã nghi ngờ Bắc Kinh có thể vi phạm thỏa thuận giữa hai nước nhằm phát triển chung mỏ khí, vốn nằm tại khu vực nơi tuyên bố chủ quyền về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai nước bị chồng lấn nhau.
Video đang HOT
Lo ngại chính của Nhật Bản là Trung Quốc có thể hút khí đốt từ mỏ khí mà ăn vào cả khu vực mà Nhật Bản coi là của mình.
“Quan điểm của chúng tôi vẫn không thay đổi là Nhật Bản không chấp nhận sự phát triển đơn phương của Trung Quốc tại khu vực này, nơi tuyên bố chủ quyền của Tokyo và Bắc Kinh bị chồng lấn, trong khi sự phân định ranh giới ở Hoa Đông vẫn chưa rõ ràng”, ông Suga nói.
“Chúng tôi đã bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng đối với Trung Quốc về các hoạt động của tàu cần trục. Thông qua các kênh ngoại giao, chúng tôi đã nói với họ rằng chúng tôi không chấp nhận điều đó”.
“Trung Quốc chưa có bất kỳ phản ứng cụ thể nào về việc này”, Chánh văn phòng nội các Nhật bản nói thêm.
Hồi năm 2008, hai nước đã nhất trí rằng các công ty năng lượng Nhật Bản có thể được phép đầu tư vào việc phát triển mỏ khí đốt, sau khi Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng biển của khu vực.
Tuy nhiên, sự hợp tác đã nhanh chóng bị gián đoạn sau khi Nhật Bản phản đối các hoạt động đơn phương của các tàu Trung Quốc trong khu vực.
Nhật Bản từ lâu đã thúc đẩy việc sử dụng đường trung tuyến giữa hai nước là sự mở rộng cho vùng đặc quyền kinh tế của họ. Nhưng Trung Quốc khăng khăng rằng biên giới biển giữa 2 nước nên lùi gần hơn về phía Nhật Bản.
Quan hệ giữa hai “ông lớn” châu Á đã suy giảm đáng kể trong năm qua, đặc biệt là do các tuyên bố lãnh thổ và kinh tế ở Hoa Đông. Cuộc tranh cãi về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là nghiêm trọng nhất.
Theo Dantri
Trung Quốc lôi kéo Đài Loan bảo vệ "lợi ích dân tộc"
Trung Quốc đại lục hôm qua đã đánh tiếng gọi Đài Loan cùng bảo vệ "lợi ích dân tộc" ở biển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho rằng Đại lục và Đài Loan cần có nỗ lực chung trong việc bảo vệ toàn diện lợi ích dân tộc, bao gồm cả vấn đề quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) đang tranh chấp với Nhật Bản ở Hoa Đông.
"Đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận là phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ xa xưa. Người dân hai bờ Eo biển Đài Loan phải có trách nhiệm chung trong việc bảo vệ lợi ích toàn diện của dân tộc Trung Hoa", ông Hồng Lỗi phát biểu tại cuộc họp báo thường ngày.
Ông Hồng Lỗi khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với Điếu Ngư và quyền lợi hợp pháp tại biển Hoa Đông.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản bác đề xuất của người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu về việc sẽ tiến hành đối thoại 3 bên giữa Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Nhật Bản về tranh chấp ở biển Hoa Đông và cùng phát triển tài nguyên ở vùng biển này.
"Quần đảo Senkaku là một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Tokyo không chấp nhận những bình luận như vậy dựa trên tuyên bố chủ quyền của Đài Bắc. Chẳng có tranh chấp lãnh thổ nào cần phải giải quyết liên quan tới Senkaku", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định.
Quần đảo Senkaku hiện đang nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản nhưng cả Trung Quốc Đại lục và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền. Đại lục gọi quần đảo này là Điếu Ngư, trong khi Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.
Theo Dantri
Nhật Bản và Philippines đang cảnh cáo Trung Quốc Nhiều người đã khuyến cáo, vụ Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào một tàu cá Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng hôm 9/5 sẽ được Trung Quốc và Đài Loan lợi dụng triệt để nhằm phục vụ mục đích đòi hỏi tranh chấp tại Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn nhân cơ hội này để lấy lòng người...