Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc khảo sát đảo san hô
Nhật Bản đã trao công hàm phản đối tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc đi vào khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) xung quanh Okinotorishima, đảo san hô mà Tokyo tuyên bố chủ quyền.
Đảo san hô Okinotorishima (Ảnh: AFP)
Theo SCMP, Nhật Bản đã phản đối việc tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển xung quanh đảo Okinotorishima, nằm cách thủ đô Tokyo 1.740km về phía nam. Nhật Bản coi đây là đảo cực nam của nước này.
Tàu khảo sát Trung Quốc bị cáo buộc xuất hiện ở vùng Nhật Bản thừa nhận là EEZ vào ngày 18/12. Theo Công ước Quốc tế về Luật biển, một nước cần phải xin phép mới được khảo sát ở vùng EEZ của một quốc gia khác. Giới chức Nhật Bản cho biết họ chưa cho phép tàu Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ khảo sát.
Trước kia, Bắc Kinh từng thực hiện các cuộc khảo sát tương tự và khẳng định rằng Okinotorishima chỉ là một bãi đá. Trung Quốc nói rằng Okinotorishima không có sự sống của con người và họ không công nhận đây là một hòn đảo. Vì vậy, Bắc Kinh nói Nhật Bản không thể tuyên bố vùng biển 400.000 km2 xung quanh Okinotorishima thuộc EEZ của mình.
Video đang HOT
Theo NHK, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/1 đã thừa nhận điều tàu tới khu vực này và tiếp tục không thừa nhận Okinotorishima là một hòn đảo.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản hồi tháng trước thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng kỷ lục 47 tỷ USD nhằm đối phó với Trung Quốc.
“Trung Quốc rất muốn biết trong khu vực đó có gì, liệu có các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, hải sản hay không nhưng Nhật Bản dường như quan ngại về trữ lượng metan hyđrat có tại khu vực này”, chuyên gia Garren Mulloy của đại học Daito Bunka (Nhật Bản) nhận định.
Metan hyđrat (tên khác là băng cháy) là một dạng metan được bao bọc bởi trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng đá. Nhật Bản đã và đang ngăn chặn các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc khai thác nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra, ông Mulloy nhận định rằng tàu của Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự khi Trung Quốc được cho là đang dò các đường đi nằm ở khu vực nước sâu để đội tàu ngầm đang phát triển của Bắc Kinh có thể di chuyển trong tương lai.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Nhật Bản và Trung Quốc lại to tiếng với nhau
Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc, được cải thiện đáng kể sau chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Bắc Kinh vào tháng 10/2018, đang trở thành đề tài tranh cãi liên quan tới một vụ tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép và có hành vi ngang ngược trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản.
Theo AFP, vụ tàu cá trên xảy ra từ đầu tháng 11, nhưng mãi đến ngày 27/12/2018 mới được chính quyền Nhật Bản tiết lộ.
Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, Tokyo mới đây đã chính thức phản đối Bắc Kinh về vụ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản, khi bị chặn xét, đã bỏ chạy, chở theo 10 thanh tra Nhật Bản đang có mặt trên tàu để kiểm tra. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Tokyo, cho rằng tàu Trung Quốc không hề xâm nhập vùng biển của Nhật Bản.
Theo lời thuật của AFP, vụ việc xảy ra ngày 5/11 ở vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, ngoài khơi thành phố Kagoshima, miền tây nam nước Nhật. Khi phát hiện một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng, Nhật Bản đã cho khoảng 10 thanh tra Bộ Thủy sản lên tàu cá Trung Quốc để kiểm tra. Không ngờ là chiếc tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục di chuyển tới khu vực mà tàu Nhật Bản và Trung Quốc đều được phép hoạt động, buộc phía Nhật Bản phải đuổi theo với sự trợ giúp của tàu tuần duyên Nhật, và sau hơn nửa ngày, các thanh tra Nhật Bản mới có thể quay lại tàu tuần tra của mình. Vào khi ấy, tàu cá Trung Quốc đã ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, khiến cho phía Nhật Bản buộc phải để tàu cá Trung Quốc rời đi.
Trả lời chất vấn của báo chí về vụ việc này ngày 27/12, ông Suga khẳng định rằng chính quyền Tokyo đã phản đối vụ việc với Bắc Kinh thông qua con đường ngoại giao, nhưng từ chối giải thích lý do vì sao lại không công bố thông tin từ trước đó.
Trái ngược với thái độ của Tokyo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng lời tố cáo tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản là "không đúng sự thật", và Bắc Kinh phản đối hành động kiểm tra tàu của các quan chức Nhật Bản.
Bà Hoa Xuân Oánh còn đòi Tokyo tôn trọng quyền được đánh cá của ngư dân Trung Quốc và yêu cầu "không can thiệp vào các hoạt động đánh bắt thông thường".
Khẩu chiến về vụ tàu cá Trung Quốc xảy ra vào lúc hai chính quyền Tokyo và Bắc Kinh tìm cách cải thiện quan hệ song phương.
Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review, trong hai ngày 26-27/12/2018, quan chức quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc họp thường niên đầu tiên về việc tránh những hiểu lầm và đánh giá sai lầm trên không và trên biển. Hai bên đã nhất trí là sẽ thúc đẩy các nỗ lực nhằm thiết lập một đường dây nóng. Cuộc gặp gỡ tiếp theo sẽ do Nhật Bản tổ chức vào năm 2019.
Vào tháng 10/2018, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm lịch sử đến Bắc Kinh, chính thức đánh dấu sự chấm dứt hơn 7 năm quan hệ lạnh nhạt giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo Petro times
Tàu Trung Quốc đánh cá trái phép bỏ chạy, 'bắt cóc' 10 thanh tra Nhật Bản Một tàu Trung Quốc đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản đã bất ngờ bỏ chạy trong nửa ngày khi 10 thanh tra Nhật Bản vẫn ở trên boong. Tàu tuần duyên Nhật Bản đã nhiều lần phát hiện tàu Trung Quốc. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết...