Nhật Bản phản đối “hải đồ” tại Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản sẽ chính thức phản đối yêu cầu xin mở rộng thềm lục địa ở biển Hoa Đông của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang rơi vào trạng thái đông cứng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật Bản tuyên bố sẽ phản đối tới cùng yêu sách lãnh hải của Trung Quốc ở Senkaku.
Theo báo Yomiuri của Nhật Bản, nước này đã quyết định sẽ phản đối tới cùng văn kiện xác định điểm cơ sở và đường cơ sở lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông
Ngày 13/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và tiếp đó là Ủy ban về giới hạn thềm lục địa LHQ “hải đồ” coi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh hải của Trung Quốc. Trong văn kiện này, ngoài việc đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ Trung Quốc còn chủ trương đòi thềm lục địa kéo dài đến vết đứt gãy Okinawa nằm sâu hơn về phía Nhật Bản. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng dự định đòi cả đáy biển từ vết đứt gãy Okinawa đến vùng biển gần quần đảo Nansei.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nhật Bản kiên quyết phản đối vô lý này của Trung Quốc, cho rằng phần lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc đòi hỏi nằm trong chủ quyền không thể tranh cãi của Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cùng cách Trung Quốc Đại lục và tỉnh Okinawa của Nhật Bản 200 hải lý và cách lãnh thổ Đài Loan 120 hải lý.
Trong khi đó, theo Công ước quốc tế về Luật biển của Liên hợp quốc, các nước ven biển có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển cũng như dưới lòng đất trong phạm vi 200 hải lý (370 km) tính từ đường bờ biển. Công ước cũng thừa nhận các nước ven biển có thể kéo dài thềm lục địa tới 350 hải lý (khoảng 648 km) nếu đưa ra được luận chứng khoa học chứng minh rằng có sự tiếp nối địa hình và địa chất dưới đáy biển.
Vì vậy, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ lâu đã trở thành điểm tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Trung Quốc Đại lục và Đài Loan, dù rằng chuỗi đảo không người ở này từ lâu đã nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.
Theo quy định của LHQ, Ủy ban về giới hạn thềm lục địa là cơ quan xem xét và đưa ra phán quyết về yêu cầu kéo dài thềm lục địa của các nước ven biển. Đối với trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vì quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh 200 hải lý của 3 bên, nên Nhật Bản yêu cầu bất kỳ hồ sơ hải đồ nào của một trong các bên cũng phải được các bên còn lại đồng ý.
Năm 2008, Nhật Bản đã nộp đơn lên Ủy ban Giới hạn thềm lục địa yêu cầu mở rộng 740.000 km2 tại 7 vùng biển. Tháng 4 năm nay, Nhật Bản đã được công nhận 310.000 km2 ở 4 vùng biển, trong đó có vùng biển phía bắc đảo Okinotori, điểm cực nam của Nhật Bản.
Theo Dantri
Hungary bắt được "nghi can số 1 thời Quốc xã"
Cơ quan săn lùng các quan chức Quốc xã, Trung tâm Simon Wiesenthal, xác nhận ngày Chủ nhật rằng Laszlo Csatary, bị cáo buộc đứng đằng sau những vụ sát hại 15.700 người Do Thái, từng có mặt ở thủ đô Hungary.
Laszlo Csatary. (Nguồn: Internet)
"Tôi xác nhận rằng Laszlo Csatary đã được xác minh danh tính và tìm thấy tại Budapest", giám đốc trung tâm, Efraim Zuroff, nói với AFP.Mười tháng trước, một người báo tin đã cung cấp thông tin giúp nhà chức trách xác định được nơi ở của Csatary, 97 tuổi, tại Budapest, Zuroff trả lời AFP qua điện thoại. Họ đã trả cho người báo tin này 25.000 USD như đã hứa.
Tháng 9 năm ngoái, họ đã chuyển thông tin cho văn phòng công tố ở Budapest.
Trung tâm cũng ra một tuyên bố ngày Chủ nhật nói Zuroff "tuần trước đã đệ trình bằng chứng mới cho công tố viên ở Budapest liên quan đến những tội ác mà nghi can bị truy nã số một thời Quốc xã Laszlo Csatary đã phạm trong chiến tranh thế giới thứ hai".
Trung tâm này nói các bằng chứng "liên quan đến vai trò chủ chốt của Csatary trong việc trục xuất khoảng 300 người Do Thái từ Kosice sang Kamenetz-Podolsk, Ukraine, nơi hầu hết họ bị sát hại vào mùa hè năm 1941".
Trợ lý tổng công tố Budapest, Jeno Varga, nói: "Một cuộc điều tra đang được tiến hành. Văn phòng công tố sẽ phân tích các thông tin nhận được". Nhưng Zuroff nói trong một tuyên bố của trung tâm: "Bằng chứng mới ủng hộ mạnh mẽ rằng Csatary có tội và củng cố lập trường của chúng tôi rằng ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của mình. Thời gian đã qua không khiến tội ác bị lãng quên và tuổi già không phải là sự bảo vệ cho một vụ thảm sát Holocaust".
Zuroff nói với AFP rằng tờ nhật báo khổ nhỏ của Anh The Sun đã chụp ảnh và quay phim Csatary dựa trên thông tin Trung tâm Wiesenthal tiết lộ tháng 9 năm ngoái. The Sun công bố trên trang mạng của mình rằng họ đã tìm ra Csatary.
Đây là lần thứ tư The Sun hợp tác với trung tâm để săn đuổi những quan chức phát xít, theo lời ông Zuroff. Trung tâm Wiesenthal hối thúc các công tố viên Hungary nhanh chóng đưa Csatary ra xét xử.
Họ nói ông này là sĩ quan cảnh sát cấp cao của Hungary trong chiến tranh thế giới thứ hai tại thành phố Kosice, nay thuộc Slovakia. Ông ta đã trục xuất hàng nghìn người Do Thái khỏi Kosice và vùng phụ cận tới trại tập trung tử thần Auschwitz vào mùa xuân năm 1944.
Csatary đã đối xử rất tàn bạo với những người Do Thái, đánh đập phụ nữ và buộc họ đào hố bằng tay trần, theo lời Zuroff. Năm 1943, một tòa án Czech tuyến án tử hình với Csatary trong một phiên tòa vắng mặt.
Ông ta sau đó chạy sang Canada dùng nhân thân giả làm nghề môi giới nghệ thuật, trước khi bị lột mặt nạ vào năm 1995 và lại chạy trốn lần nữa./.
Theo TTXVN
Trung Quốc bác tin LHQ đồng ý mở rộng thềm lục địa của Nhật Bản Trung Quốc ngày 28/4 đã bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản nói rằng Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ đề nghị mở rộng thềm lục địa của nước này tại Thái Bình Dương. Theo Bắc Kinh, tuyên bố của Tokyo hoàn toàn không có cơ sở. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân. Ngày 28/4, giới chức Tokyo...