Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc
Trong lúc căng thẳng biển Đông leo thang do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, báo chí Trung Quốc vừa phải thừa nhận một đòn đau từ Nhật. Chính tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc phải lên tiếng thừa nhận: “Đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc giảm ồ ạt”.
Quan hệ kinh tế Nhật – Trung xấu đi vì tình hình biển đảo
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tháng 5 cho thấy đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thống kê cho thấy năm ngoái các công ty Nhật Bản đầu tư 9 tỷ USD vào Trung Quốc và cũng là giảm 33 phần trăm so với năm trước nữa.
Ding Yibing, giáo sư Trường Kinh tế của Đại học Cát Lâm, cho biết đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm là một xu hướng trong suốt ba năm qua. Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC) , cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung – Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây.
Chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng đắt đỏ
“Nhật Bản đang chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư ( Senkaku) đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại”, ông Li chua chát nói.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư Nhật Bản đã từng bị thu hút bởi quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi lớn chuyển hướng xuống Việt Nam và các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã được hình thành, ông Minoru Arahata, Giám đốc chi nhánh Đại Liên của JETRO cho biết.
Số liệu thống kê của tổ chức cho biết các công ty Nhật Bản đầu tư 22,8 tỷ USD vào Việt Nam và các nước ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm ngoái, cao gần gấp ba lần với đầu tư vào Trung Quốc dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật hợp tác ngày càng chặt chẽ với ASEAN
Ông Arahata nói với Tân Hoa Xã rằng chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến sự quay lưng của các công ty Nhật Bản. Do đó, dòng đầu tư của Nhật chuyển hướng xuống phía Nam với các nước Đông Nam Á khác, nơi chi phí lao động tiết kiệm hơn nhiều.
Masahito Tasuda , giám đốc điều hành JETRO, cho biết đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc không chỉ vì chi phí lao động ở Trung Quốc mà còn do những bất đồng giữa giữa hai nước trong vấn đề biển đảo.
Rõ ràng, người Nhật không thể ưa thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển như hiện giờ. Đầu tư cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ rồi gây hấn với Nhật không phải là điều người Nhật mong muốn. Thà Nhật đầu tư xuống phía Nam để giúp các đồng minh trong khu vực mạnh mẽ và đảm bảo an ninh trong khu vực còn tốt hơn.
Theo Một Thế Giới
Bị chất vấn, Trung Quốc tìm cách lảng
Trong ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La 1-6, dư luận tiếp tục nóng lên vì bài phát biểu của Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại diễn đàn với chủ đề "Tầm nhìn của các cường quốc vì hòa bình và an ninh khu vực Thái Bình Dương".
Về cơ bản Trung tướng Vương Quán Trung, vẫn đưa ra thông điệp tốt đẹp về Trung Quốc thực hiện chính sách Trỗi dậy hòa bình, sẵn sàng hợp tác với các nước khác để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực theo hình thức "Đôi bên cùng thắng". Tuy vậy, một số thông điệp mà đại diện quân đội Trung Quốc đưa ra tại diễn đàn Shangri-La đã gây ngạc nhiên với dư luận bởi nó đi ngược lại những điều diễn ra trên thực tế.
Đó là việc Trung Quốc khẳng định không bao giờ sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, có các hành động khiêu khích. Nhiều câu hỏi đã được các học giả và đại biểu đặt ra với người đại diện quân đội Trung Quốc yêu cầu giải thích về tính pháp lý của đường 9 đoạn, giải thích về những hành vi của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện Trung Quốc đã tránh trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng dưới góc nhìn của các học giả.
"Tôi chỉ không hiểu nổi tại sao sau khi thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển,
nước ông lại vẽ ra đường 9 đoạn, việc này là thế nào?".
Ông Sighn (Học giả Ấn Độ)
"Về đường 9 đoạn, ông có thể cho tôi biết đó là gì để mọi người hiểu rõ hơn và thứ hai, Trung Quốc nói rằng chỉ đáp lại những hành động khiêu khích. Vậy ông hãy cho biết Việt Nam đã có hành động khiêu khích gì ở khu vực quần đảo Hoàng Sa để buộc các ông phải đưa giàn khoan ra khu vực đó?".
Ông Dmitri Sevatopol (Báo Financial Times)
"Trung Quốc đơn phương giải thích luật pháp quốc tế theo cách của họ. Trung Quốc luôn nói có luật pháp quốc tế khác. Tôi vẫn luôn hỏi là các ngài đang áp dụng luật lệ quốc tế nào? Rồi khi họ vận dụng đến lịch sử thì đấy là lịch sử được nhào nặn".
Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Australia)
"Câu hỏi đặt ra vậy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ra đời để làm gì? Đó là điều khó hiểu cho công chúng, cho giới truyền thông, cho các chính trị gia ở châu Á. Trung Quốc một mặt tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển nhưng một mặt, khi có tranh chấp xảy ra với họ thì họ nói Công ước này không thể áp dụng được".
Ông Fredy Fsteiger (Phó Tổng biên tập Đài phát thanh SRF, Thụy Sĩ)
Theo ANTD
Hội hữu nghị 2 nước Việt Nam- Mông Cổ lên án Trung Quốc Nhận lời mời của Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam Ts. Dashtsevel, đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ do Chủ tịch hội Hồ Xuân Hùng dẫn đầu đã tới thăm Mông Cổ từ ngày 1 đến ngày 6-6-2014, cùng đi có một số doanh nghiệp Việt Nam Trong thời gian chuyến thăm, đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam-Mông...