Nhật Bản nói Trung Quốc “thiếu đạo lý” khi xâm nhập biển Hoa Đông
Nhật Bản cho rằng trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, việc Trung Quốc xâm nhập biển Hoa Đông là hành động “thiếu đạo lý”.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hôm nay (18/4), 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm phạm khu vực quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật Bản hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc.
Theo Lực lượng an ninh Biển khu vực số 11, trong 4 tàu hải cảnh, có 1 tàu chở một vật giống như pháo. Tàu tuần tiễu của Nhật Bản đã phát đi cảnh báo đối với những tàu của Trung Quốc.
Nhật Bản nói Trung Quốc “thiếu đạo lý” khi xâm nhập biển Hoa Đông trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Trong tháng 3 này Trung Quốc đã liên tục đưa những tàu hải cảnh này xâm nhập vùng lãnh thổ của Nhật Bản, có những thời kỳ liên tục cả tuần.
Trong khi đó, cũng theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tháng 6 năm ngoái, hàng không mẫu hạm của Hải quân Trung Quốc đã xâm nhập vào quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Và tiếp những hành động liên tục gần đây, Trung Quốc phái tàu hải cảnh xâm nhập thường xuyên khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Taro Kono cho rằng, đây là hành vi khiêu khích mang tính quân sự đối với khu vực biển Hoa Đông. Trước tình hình này, Nhật Bản muốn thông tin rõ ràng tới nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, đây là hành động “thiếu đạo lý”.
Kể từ tháng 9/2012 sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại vùng biển xung quanh quần đảo này và thỉnh thoảng lại tiến vào lãnh hải quần đảo. Tính từ tháng 1/3 năm nay, tàu của Trung Quốc đã 152 lần xâm nhập biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Dự đoán quan hệ giữa Trung Quốc với một số điểm nóng trong năm 2020
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đăng tải dự báo của các nhà bình luận về những xu hướng có thể tác động đến khu vực trong năm tới.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung kéo dài sang năm 2020? - Ảnh: China Focus
Giáo sư danh dự đại học Harvard Ezra Vogel
Ông Vogel chú ý đến quan hệ Trung - Nhật. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố ông dự định sang thăm "khi hoa anh đào nở". Đây sẽ là chuyến công du Nhật Bản đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ giai đoạn 2008 - 2014 (lúc quan hệ song phương rất xấu) đến nay.
Giới cầm quyền hai nước bắt đầu cố gắng giữ ổn định mối quan hệ kể từ năm 2014, nhưng thù hằn trong lịch sử, quân đội Trung Quốc ngày một lớn mạnh cùng tranh chấp lãnh thổ Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật Bản khó lòng đón nhận "tình bạn" từ Trung Quốc.
Tuy vậy họ vẫn là láng giềng, lại cùng lo lắng về mức độ tin cậy của Mỹ và giao thương giữa hai nước cũng đã vượt qua giao thương với Mỹ. Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập đem lại cơ hội kiềm chế tâm lý thù địch, thúc đẩy hợp tác ở các lĩnh vực họ có lợi ích chung.
Biên tập viên trang phân tích China Neican Tưởng Vân
Ông Tưởng nhận định cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung sẽ tiếp tục kéo dài sang năm sau buộc các quốc gia khu vực phải tái đánh giá tình hình. Cụ thể xung đột trong khoa học công nghệ có khả năng khốc liệt hơn - hệ quả là nhiều công ty công nghệ di dời xưởng sản xuất. Mặc dù vậy vẫn còn kịch bản sáng sủa: leo thang cuộc chiến thuế quan khó xảy ra nên đầu tư và thương mại không thiệt hại thêm nữa.
Cũng theo ông Tưởng, Mỹ tập trung vào chính trị nội địa với cuộc bầu cử Tổng thống 2020 do đó chẳng thể dẫn dắt hiệu quả liên minh đối phó Trung Quốc.
Nhà phân tích quốc phòng Derek Grossman thuộc tổ chức RAND Corporation
Ông Grossman đánh giá khả năng đối phó của Đài Loan trước hành động khiêu khích từ Trung Quốc sẽ quyết định tình hình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2020.
Đài Loan chuẩn bị tổ chức bầu cử vào ngày 11.1, thăm dò ý kiến cho thấy bà Thái Anh Văn đang bỏ xa đối thủ Hàn Quốc Du. Chiến thắng cho bà Thái chắc chắn khiến căng thẳng hai bờ leo thang, chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chiến dịch gây sức ép mà họ thực hiện ba năm qua.
Mỹ đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Đài Loan nhằm nâng cao răn đe. Tuy nhiên chính quyền Washington không mong muốn quan hệ với Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát, nên sự giúp đỡ dành cho hòn đảo tự trị có thể rất hạn chế.
Biên tập viên SCMP Zuraidah Ibrahim
Nữ biên tập viên SCMP mong chờ diễn biến sắp tới tại Hồng Kông: Liệu lực lượng biểu tình có tiếp tục xuống đường? Mô hình "một quốc gia, hai chế độ" sẽ được điều chỉnh? Sự kiên nhẫn của giới chức Bắc Kinh còn kéo dài bao lâu?
Ngoài ra bà Ibrahim cũng cho rằng quan hệ Mỹ - Trung 2020 vẫn đầy bất ổn, tạo nên áp lực chọn phe cho nhiều nước nhỏ. Tuy nhiên vẫn còn vài xu hướng lạc quan gồm quan hệ Trung - Nhật cải thiện, quan hệ Nhật - Hàn tan băng.
Ở mặt trận kinh tế, lo lắng về kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại ngày một tăng cao cộng thêm quan ngại khủng hoảng tài chính tại Ấn Độ cùng Trung Quốc. Nếu hai nền kinh tế lớn "hắt hơi" thì các nền kinh tế nhỏ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Ở mặt trận chính trị, đáng chú ý là quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Singapore và Malaysia.
Cẩm Bình (theo SCMP)
Theo motthegioi.vn