Nhật Bản nới lỏng quy định về thời gian vận hành lò phản ứng hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 31/5, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật cho phép các lò phản ứng hạt nhân có thể kéo dài thời gian hoạt động sau 60 năm đưa vào sử dụng.
Lò phản ứng số 4 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama ở thị trấn Takahama, miền Trung Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này nhằm giúp giảm khí thải carbon, đồng thời vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng quốc gia.
Sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong trận động đất-sóng thần năm 2011, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn an toàn đối với lò phản ứng hạt nhân, theo đó giới hạn thời gian hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân về nguyên tắc là 40 năm và sẽ được nâng lên mức trần là 60 năm, nếu các biện pháp nâng cấp an toàn phù hợp cho lò phản ứng được thực hiện.
Video đang HOT
Luật nguồn điện cho chuyển đổi xanh và khử carbon được thông qua ngày 31/5 sửa đổi 5 luật liên quan đến năng lượng, trong đó có luật kinh doanh điện lực, theo đó thời gian vận hành của mỗi lò phản ứng sẽ được tăng lên kèm theo các điều kiện cụ thể.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Yasutoshi Nishimura cho biết theo luật mới được thông qua, tổng thời gian vận hành của một lò phản ứng hạt nhân về mặt kỹ thuật vẫn là 60 năm. Đây là thời gian hoạt động thực của lò phản ứng, tức là không bao gồm thời gian ngừng hoạt động do các nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát như thay đổi các hướng dẫn an toàn hoặc theo lệnh của tòa án. Các quy tắc mới này cho phép các nhà khai thác loại trừ thời gian ngừng hoạt động khi tính toán tổng số thời gian vận hành. Bộ trưởng công nghiệp sẽ phê duyệt kéo dài thời gian hoạt động của từng lò phản ứng hạt nhân trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, theo luật mới, để đảm bảo các lò phản ứng cũ vẫn đáp ứng các yêu cầu về an toàn cơ sở vật chất, Cơ quan Quản lý Hạt nhân Quốc gia (NRA) sẽ kiểm tra tình trạng của lò phản ứng và các cơ sở liên quan ít nhất 10 năm một lần sau 30 năm vận hành. Ông Yasutoshi Nishimura khẳng định: “Các lò phản ứng đã được vận hành trên 30 năm sẽ không thể hoạt động nếu không vượt qua các đợt sát hạch của NRA theo định kỳ 10 năm”. Chính phủ cho biết chi tiết của các tiêu chuẩn cho phép gia hạn sẽ được quyết định sau khi luật được ban hành.
Căng thẳng Nga-Ukraine leo thang đã khiến giá năng lượng tăng mạnh và đe dọa nguồn cung năng lượng của Nhật Bản – một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Tình hình đã buộc các nhà lãnh đạo Nhật Bản phải xem xét việc tận dụng năng lượng hạt nhân.
Mùa Hè năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã thông báo chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, áp dụng các biện pháp để tận dụng các cơ sở năng lượng hạt nhân tại Nhật Bản một cách hiệu quả nhất.
Hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản ngày nay vẫn không hoạt động sau thảm họa động đất – sóng thần năm 2011, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã mở lại cuộc tranh luận về chủ đề này. Theo truyền thông Nhật Bản, các cuộc thăm dò cho thấy quan điểm của công chúng về năng lượng hạt nhân đang dịu lại.
Thủ tướng Nhật Bản bất ngờ "đáp trả" nghi vấn gia nhập NATO
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 24/5 xác nhận nước này không có kế hoạch trở thành thành viên NATO.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Tại phiên họp Quốc hội Nhật Bản hôm 24/5, khi trả lời câu hỏi của các nghị sĩ về thông tin NATO mở văn phòng đại diện đầu tiên ở châu Á tại nước này, Thủ tướng Kishida khẳng định: "Tôi được biết chưa có bất kỳ quyết định nào như vậy được đưa ra".
Nhà lãnh đạo Nhật Bản đồng thời cho biết nước này không có kế hoạch gia nhập NATO với tư cách là thành viên.
Bình luận của ông Kishida được đưa ra sau khi Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ hồi đầu tháng 5 nói rằng NATO đang lên kế hoạch thành lập văn phòng ở Tokyo, văn phòng đầu tiên của khối này ở châu Á, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tham vấn trong khu vực.
Theo báo Nikkei Asia, trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng 1 vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lần đầu tiên thảo luận về ý tưởng mở văn phòng liên lạc này với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Văn phòng liên lạc sẽ tạo điều kiện cho NATO tham vấn định kỳ với Nhật Bản và các đối tác quan trọng trong khu vực như Hàn Quốc, Australia và New Zealand, giữa lúc tổ chức này coi Trung Quốc nổi lên như một thách thức mới, bên cạnh mối quan tâm truyền thống là Nga.
NATO đã thành lập các văn phòng liên lạc tương tự tại Liên hợp quốc ở New York, Ukraine, Vienna, Grudia, Bosnia Herzegovina, Moldova, Kuwait.
Nhật Bản: Cảnh báo dư chấn kéo dài một tuần và mưa lớn tại tỉnh Ishikawa sau động đất Ngày 6/5, chính quyền tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản, vẫn duy trì cảnh báo cao về các dư chấn và mưa lớn sau trận động đất mạnh ngày 5/5 làm 1 người thiệt mạng và 35 người bị thương. Cảnh tàn phá do động đất ở thành phố Suzu, tỉnh Ishikawa (Nhật Bản) ngày 6/5/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN Cơ quan Khí tượng Nhật...