Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí kéo dài 40 năm
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng các biện pháp cấm vận buôn bán vũ khí ban hành từ 40 năm qua, mở đường cho việc xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài và hợp tác với các nước khác trong việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí, khí tài.
Một vụ thử tên lửa của Nhật Bản.
Đây là một thay đổi lớn vì trong khuôn khổ lệnh đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Hiến pháp chủ hòa của nước Nhật không cho phép Tokyo sử dụng vũ khí, trừ phi để tự vệ. Đây cũng là việc sửa đổi toàn diện đầu tiên kể từ lệnh cấm được ban hành.
Video đang HOT
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Fujimura Osamu đã công bố quyết định trên ngày hôm qua.
“Các tiêu chuẩn mới (đối với xuất khẩu vũ khí) là kết quả của việc chính phủ xem xét các biện pháp trong bối cảnh có những thay đổi gần đây liên quan tới thiết bị quốc phòng quốc tế”, ông Fujimura nói. “Nhật Bản vẫn sẽ theo dõi chặt chẽ việc xuất khẩu để tránh tạo ra xung đột”.
Theo quy định mới này, Nhật Bản sẽ có thể tham gia vào việc hợp tác nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí, khí tài quân sự cùng với các nước đồng minh, trong đó có Mỹ.
Việc hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu cũng như những thiết bị công nghệ cao khác sẽ khiến cho giá thành giảm xuống.
Cũng theo quy định mới này, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ có thể cung cấp các vũ khí khí tài được sử dụng trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc, trong đó có cả các loại thiết bị xây dựng hạng nặng và các thiết bị bảo vệ khác như mũ bảo hiểm và áo vét chống đạn.
Dự kiến bước đi này sẽ giúp giảm chi phí quân sự tại thời điểm nợ công của Nhật Bản ở mức khổng lồ.
Nhưng theo hãng tin AFP, sự kiện Nhật Bản bỏ lệnh cấm vận vũ khí làm một số nhà quan sát lo ngại phản ứng từ Trung Quốc và Hàn Quốc, hai nước nạn nhân của quân đội Thiên hoàng thời Thế chiến II.
Theo Dân Trí
Pakistan "tị nạnh" việc Australia bỏ lệnh cấm vận uranium với Ấn Độ
Pakistan đã lên tiếng nói rằng nước này cũng nên được phép tiếp cận uranium của Australia, sau khi nước này dỡ bỏ một lệnh cấm vận kéo dài nhiều năm về việc việc cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ.
Australia nắm giữ khoảng 40% lượng uranium của thế giới.
Công Đảng cầm quyền Thủ tướng Australia Julia Gillard hôm 4/12 đã bỏ phiếu thông qua đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu uranium cho Ấn Độ. New Delhi đã hoan nghênh cuộc bỏ phiếu này.
Phản ứng trước động thái trên, cao ủy của Pakistan tại Australia, ông Abdul Malik Abdullah, cho rằng nước ông cũng nên được đối xử công bằng.
Australia, quốc gia nắm giữ khoảng 40% lượng uranium của thế giới, đã xuất khẩu uranium sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ.
Nhưng Canberra đã cấm bán uranium cho các quốc gia không phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.
Thủ tướng Gillard đã thuyết phục đảng của bà rằng Ấn Độ đã và đang bị giám sát chặt chẽ bởi cộng đồng quốc tế nên việc bán uranium cho nước này là an toàn.
Phát biểu với đài phát thanh ABC của Australia, ông Abdul Malik Abdullah cho hay những lo ngại trong quá khứ về an ninh của ngành công nghiệp hạt nhân Pakistan giờ đây đã được loại trừ.
Ông Abdullah nói trường hợp ông AQ Khan, một nhà khoa học Pakistan bị cáo buộc chuyển giao các bí mật hạt nhân cho Iran và Libya, đã lùi vào dĩ vãng.
Ông cũng phủ nhận thông tin nói rằng Pakistan là một quốc gia không ổn định, không thể sở hữu uranium.
Chính phủ Australia chưa có phản ứng gì về những bình luận của ông Abdullah.
Theo Dân Trí
Syria có 48 giờ đối mặt với hạn chót trừng phạt của Ảrập Các ngoại trưởng của Liên đoàn Ảrập (AL) hôm qua đã cho chính phủ Syria hạn 48 giờ để ký vào nghị định thư theo đó một phái bộ quan sát viên của AL sẽ đến nước này. Nếu không, Syria sẽ đối mặt với một loạt lệnh cấm vận Ghế của Syria bị bỏ trống khi các ngoại trưởng Ảrập nhóm họp...