Nhật Bản nới lỏng khuyến cáo đi lại tới 55 quốc gia và khu vực
Ngày 24/8, nhà chức trách Nhật Bản đã ra thông báo nới lỏng các khuyến cáo đi lại đối với 55 quốc gia liên quan tới đại dịch COVID-19.
Thủ đô Tokyo trong mùa COVID-19. Ảnh:
Hãng thông tấn Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng các cảnh báo đi lại liên quan tới đại dịch COVID-19 đối với 55 quốc gia và khu vực, trong đó có một số nước Đông Nam Á như Indonesia và Philippines.
Quyết định mới cũng không còn yêu cầu người định cư tại Nhật Bản hạn chế những chuyến đi không cần thiết tới những nước nằm trong danh sách nêu trên.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo hạ mức khuyến cáo về đi lại đối với các quốc gia và khu vực này từ mức 2 xuống mức 1 trong thang cảnh báo 4 cấp độ của Nhật Bản.
Ngày 22/8, báo Nikkei đưa tin Nhật Bản đang xem xét việc xóa bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách nhập cảnh vào nước này đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Video đang HOT
Nhật Bản đang áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhất trong số các nền kinh tế lớn, yêu cầu khách du lịch phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.
Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno không cung cấp chi tiết về thời gian nới lỏng quy định nhập cảnh và cho biết việc này sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Nhật Bản và các nước khác. Ông cho biết: “Cùng với việc thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn dịch lây lan, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế và sẽ nới lỏng kiểm soát biên giới theo từng giai đoạn trên cơ sở đảm bảo cân bằng hai điều này”.
Trước đó, vào tháng 5, Thủ tướng Fumio Kishida đã bày tỏ mong muốn điều chỉnh các biện pháp kiểm soát biên giới của Nhật Bản phù hợp hơn với các biện pháp của các quốc gia khác thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7).
Nhật Bản đã bắt đầu mở cửa đón khách du lịch từ tháng 6/2022, sau 2 năm đóng cửa do đại dịch COVID-19, tuy nhiên lượng du khách vẫn rất thấp do các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã hối thúc chính phủ nới lỏng hơn các biện pháp kiểm soát biên giới.
Hội đồng Kinh doanh châu Âu tại Nhật Bản hoan nghênh việc nước này dỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 và đánh giá việc nới lỏng kiểm soát biên giới sẽ giúp Nhật Bản trở thành một thị trường hấp dẫn hơn.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản chủ trương chấm dứt yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 đối với người nhập cảnh nếu đã tiêm 3 mũi vaccine, đồng thời nâng mức trần số người nhập cảnh từ 20.000/ngày hiện nay lên 50.000/ngày.
Quốc gia Đông Bắc Á này sẽ mở cửa cho nhiều du khách nước ngoài hơn nữa bằng việc cho phép các tua du lịch không có hướng dẫn viên, sau khi nước này ngày 10/6 vừa qua bắt đầu giải quyết các đơn xin chấp thuận du khách nước ngoài trong các tua du lịch có hướng dẫn viên từ 98 nước và khu vực được xem là có nguy cơ thấp về dịch COVID-19. Trong số các nước trên có Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan…
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/8, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết :”Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định thích hợp tùy theo tình hình dịch trong và ngoài nước, và các biện pháp kiểm soát biên giới của các nước quan trọng”.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 40 triệu du khách nước ngoài trong năm 2020 khi nước này ban đầu dự kiến tổ chức Olympic và Paralympic. Các sự kiện thể thao này đã bị hoãn 1 năm.
Về tình hình dịch COVID-19, Nhật Bản ngày 23/8 ghi nhận 330 ca tử vong do bệnh này, vượt mức cao nhất trước đó là 327 ca ghi nhận ngày 22/2.
Nhật Bản cân nhắc hỗ trợ tiền mặt cho nhóm tuổi từ 18 trở xuống
Chính phủ và các đảng trong liên minh cầm quyền của Nhật Bản đang xem xét hỗ trợ 100.000 yen (880 USD) cho mỗi trẻ từ 18 tuổi trở xuống nhằm giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19.
Theo các nguồn tin thân cận với chính phủ, chương trình hỗ trợ tiền mặt này sẽ nằm trong gói kích thích kinh tế mới mà Thủ tướng Fumio Kishida dự định đề xuất vào giữa tháng này.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 25/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu không có điều kiện nào đi kèm, có tới 20 triệu trẻ ở Nhật Bản đủ điều kiện để được hưởng khoản trợ cấp này. Như vậy, Nhật Bản sẽ phải cần tới khoảng 2.000 tỉ yen cho chương trình hỗ trợ tiền mặt cho trẻ, nhất là vào thời điểm nợ công của nước này ở mức cao nhất thế giới. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang đề ra các hình thức hỗ trợ tiền mặt như trao một phần tiền mặt dưới dạng phiếu mua hàng để các bậc phụ huynh trang trải chi phí nuôi trẻ...
Ngoài ra, chính phủ và liên minh cầm quyền tại Nhật Bản do Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đứng đầu, cũng có kế hoạch tặng 30.000 yen cho mỗi người có thẻ căn cước "My Number" (thẻ mã số cá nhân) nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nền kinh tế vốn đã chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Cùng ngày, với 118 phiếu thuận và 89 phiếu chống, Quốc hội Pháp đã thông qua dự luật gia hạn việc sử dụng "thẻ xanh vaccine" tới ngày 31/7/2022 trong nỗ lực kiếm chế sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Với việc phê chuẩn này, Thủ tướng Pháp sẽ có quyền ban hành sắc lệnh bắt buộc phải xuất trình "thẻ xanh vaccine" tại một số nơi nhất định tùy theo tình hình dịch bệnh. Nhà lãnh đạo Pháp cũng có thể hạn chế hoặc cấm hoạt động đi lại, ra lệnh đóng cửa các cửa hàng và những nơi công cộng, thậm chí có thể ban hành lệnh giới nghiêm hay phong tỏa.
Tại Pháp, "thẻ xanh vaccine" chứng nhận người có thẻ này đã tiêm 2 liều vaccine hoặc gần đây mới khỏi bệnh COVID-19 hay có xét nghiệm âm tính. Kể từ ngày 21/7, việc xuất trình thẻ này là bắt buộc đối với các cuộc tụ tập có sự tham gia của hơn 50 người tại những trung tâm văn hóa và giải trí như rạp chiếu phim, nhà bảo tàng...
Chú chó bị bỏ rơi 7 năm bất ngờ được bán với giá 25.000 USD Deng Deng, một chú chó bị bỏ rơi ở Trung Quốc suốt 7 năm, bất ngờ thu hút sự quan tâm khi được bán đấu giá với giá 25.000 USD. Một chú chó được bán đấu giá ở Trung Quốc (Ảnh: Weibo). Theo SCMP, chú chó gây "sốt" cộng đồng mạng tại Trung Quốc gần đây là Deng Deng, một con chó giống...