Nhật Bản nổi giận, thề trả thù phiến quân IS
Ngày 1/2, khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên mạng đoạn video chặt đầu nhà báo Kenji Goto, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phản ứng đầy giận dữ và tuyên bố sẽ “khiến những kẻ khủng bố phải trả giá”.
Lời tuyên bố trả thù này là bình thường ở các nước phương Tây, nơi các nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với nhiều tội ác của những kẻ cực đoan, nhưng nó lại vô cùng hiếm hoi ở một quốc gia có hiến pháp yêu chuộng hòa bình như Nhật Bản.
Lời kêu gọi trả thù IS của Thủ tướng Abe cho 2 con tin người Nhật bị IS sát hại đã khiến cả giới quân sự của nước này cũng phải “nhướn mày”, đồng thời khiến nhiều người Nhật tin rằng cuộc khủng hoảng con tin vừa qua sẽ là một “giọt nước tràn ly” đối với quốc gia vốn luôn theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình này.
Chiến binh IS đe dọa Nhật Bản trước khi hành quyết con tin
Cựu thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akihisa Nagashima viết trên Twitter: “Nhật Bản chưa từng chứng kiến lời tuyên bố trả thù kiểu phương Tây này trước kia. Phải chăng ông Abe muốn trao cho Nhật Bản khả năng hiện thực hóa lời nói của mình?”
Khi cuộc khủng hoảng con tin kéo dài 12 ngày vừa qua đi đến một kết cục đau buồn với cái chết của nhà báo Goto, thế giới bỗng trở nên nguy hiểm hơn đối với Nhật Bản, một quốc gia hòa bình, thịnh vượng vốn từ lâu không hề phải đối mặt với những kiểu bạo lực mà Mỹ và các đồng minh phương Tây đang phải đối phó.
Một số người mô tả rằng cuộc khủng hoảng con tin này gây ra cú sốc với Nhật Bản chẳng khác gì nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9 hay nước Pháp sau vụ thảm sát ở tòa báo Charlie Hebdo.
Ông Kunihiko Miyake, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói: “Đây là một vụ 11/9 của Nhật Bản. Đã đến lúc Nhật cần phải chấm dứt giấc mộng hão huyền rằng những dự định tốt đẹp và cao quý của mình sẽ đủ để tự vệ trước một thế giới nguy hiểm ngoài kia. Người Mỹ đã đối mặt với thực tế khắc nghiệt này, người Pháp cũng đã nhận ra, và giờ đây chúng ta cũng vậy”.
Cuộc khủng hoảng con tin cũng diễn ra trong một thời khắc quan trọng trong lịch sử đương đại Nhật Bản. Sau 2 năm nắm quyền, Thủ tướng Abe đang muốn thay đổi hiến pháp hòa bình có từ sau Thế Chiến II của nước này để Nhật Bản đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế.
Video đang HOT
Các chuyên gia phân tích và ngoại giao cho rằng 2 vụ sát hại con tin dã man trên sẽ là một phép thử quan trọng đối với khả năng sẵn sàng của Nhật Bản để bước lên vũ đài quốc tế. Câu hỏi mà họ đặt ra là 2 vụ sát hại con tin liên tiếp này sẽ khiến Nhật Bản chùn bước, hay càng khiến họ quyết tâm tham gia tích cực vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu hơn.
Trong đoạn video chặt đầu nhà báo Goto, IS đưa ra lời cảnh báo rằng người Nhật Bản sẽ không còn được an toàn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chiến binh bịt mặt hành quyết nhà báo Goto tuyên bố: “Hãy để cơn ác mộng với Nhật Bản bắt đầu”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thề sẽ trả thù IS
Tokyo đã phản ứng lại đầy giận dữ và đau buồn trước cái chết của Goto, một phóng viên chiến trường dày dạn kinh nghiệm. Các đài truyền hình Nhật liên tục phát những đoạn video quay cảnh nhà báo này tác nghiệp ở Iraq và Syria, nơi anh đưa tin về cuộc sống của dân thường và trẻ em trong vùng chiến sự.
Ít nhất là cho đến nay, nỗi tức giận đó đã giúp người dân Nhật Bản có quyết tâm bác bỏ mọi lời đe dọa của IS và ủng hộ nỗ lực của ông Abe nhằm tăng cường vai trò của Nhật Bản trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Nhiều người dân Nhật Bản cũng bắt đầu thích ứng với hoàn cảnh mới, khi các chuyên gia và chính trị gia bắt đầu bàn bạc về những biện pháp tăng cường an ninh như giám sát người nước ngoài nhập cảnh, thiết lập một cơ quan tình báo hải ngoại hay xây dựng một điều luật mới cho phép quân đội Nhật Bản hành động tự do hơn ở nước ngoài để bảo vệ hơn 1,5 triệu kiều dân.
Ông Ichiro Fujisaki, cựu đại sứ Nhật ở Mỹ nói: “Tôi không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ người Nhật chùn bước, trái lại, họ càng giận dữ hơn. Việc người dân Nhật đoàn kết ở mức độ như thế này để đứng lên chống lại IS quả là điều đáng ngạc nhiên”.
Các chuyên gia phân tích khác cũng nhất trí rằng người dân Nhật dường như đang hết mình ủng hộ các nhà lãnh đạo trong thời kỳ khủng hoảng. Chuyên gia Kubo ở Đại học Tokyo nhận định: “Sự tàn bạo của IS đã khiến Nhật Bản nhận ra một thực tế khắc nghiệt mới. Giờ đây họ nhận ra rằng họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm giống như các nước khác”.
Tuy nhiên, những chuyên gia này cũng cảnh báo rằng khi cơn sốc qua đi, sẽ có nhiều tiếng nói chất vấn cách thức xử lý cuộc khủng hoảng của chính phủ, cũng như trách nhiệm của ông Abe trong việc để cuộc khủng hoảng con tin xảy ra.
Theo Khampha
Jordan đồng ý trao đổi tù nhân với IS
Ngày 28/1, chính phủ Jordan đã nhất trí với yêu cầu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo thả tự do cho một "góa phụ đen" đang bị nước này giam giữ để đổi lấy viên phi công Jordan đang ở trong tay IS, tuy nhiên số phận của con tin người Nhật hiện vẫn chưa rõ ràng khi thời hạn cuối cùng mà IS đưa ra đã hết.
Trong một tuyên bố được đưa ra tối qua, người phát ngôn chính phủ Jordan Mohammed al-Momani cho biết nước này đã sẵn sàng phóng thích "góa phụ đen" Sajida al-Rishawi, người đã tham gia vào vụ đánh bom tự sát ở thủ đô Amman năm 2005 làm 60 người thiệt mạng, để đổi lấy thiếu úy Muath al-Kaseasbeh, viên phi công đang bị IS bắt làm tù binh.
Jordan đã nhất trí đổi Rishawi (phải) lấy thiếu úy Kaseasbeh (trái) từ tay IS
Mặc dù ông Momani không nhắc gì tới con tin người Nhật Kenji Goto, song trong một đoạn băng được tung lên mạng trước đó, phiến quân IS đã tuyên bố sẽ sát hại Goto trong vòng 24 giờ nếu Rishawi không được thả. Thời hạn đó đến nay đã hết, nhưng IS vẫn chưa ra tuyên bố nào về số phận của Goto.
Trong những ngày vừa qua, Jordan đã thực hiện các cuộc mật đàm với IS thông qua các lãnh đạo tôn giáo và bộ tộc ở Iraq để thảo luận về điều khoản trao đổi tù nhân. Nước này cũng tuyên bố sẽ không đàm phán trực tiếp với IS và không đổi Rashawi chỉ để lấy con tin người Nhật Goto.
Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cũng viết trên Twitter rằng Jordan đã yêu cầu IS cung cấp bằng chứng cho thấy thiếu úy Kaseasbeh vẫn còn sống và mạnh khỏe, tuy nhiên họ vẫn chưa nhận được thông tin gì từ phía IS.
Trong khi đó, có thông tin cho hay IS cũng muốn Jordan phải phóng thích thêm một tù nhân nữa là Ziad al-Karboli, một trợ lý của cựu thủ lĩnh al Qaeda ở Iraq, kẻ đã bị kết án tử hình vào năm 2008 vì sát hại một công dân Jordan.
Thiếu úy Kaseasbeh (áo trắng) bị IS bắt làm tù binh ở Raqqa
Hiện vẫn chưa rõ đây có phải là một thỏa thuận trao đổi tù nhân 2 đổi 2 giữa chính quyền Jordan và IS để cứu lấy tính mạng của con tin Goto và thiếu úy Kaseasbeh hay không.
Tại Nhật Bản, mẹ của nhà báo Goto cũng đã gửi tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lời kêu gọi thống thiết cứu lấy con trai của bà. Lời cầu xin này được bà Junko Ishido đưa ra trước báo chí sau khi cả ông Abe lẫn người phát ngôn chính phủ Nhật từ chối gặp bà.
Người mẹ này nói: "Xin hãy cứu lấy mạng sống của Kenji", đồng thời cầu xin ông Abe hợp tác với chính phủ Jordan đến tận cùng để giải cứu cho con tin này. Bà bật khóc: "Kenji chỉ còn rất ít thời gian".
Bản thân chính phủ Jordan cũng đang phải chịu sức ép ngày càng tăng từ dư luận trong nước trong cuộc khủng hoảng con tin này, khi bố của thiếu úy Kaseasbeh cũng cầu xin chính phủ "đáp ứng các yêu cầu" của IS.
Ông này cũng chỉ trích cách giải quyết cuộc khủng hoảng con tin hiện nay của chính phủ Jordan và cho rằng họ phải làm việc một cách nghiêm túc như những gì Nhật Bản đang làm để cứu tính mạng của con tin.
Nhà báo Kenji Goto cầm trong tay bức ảnh của thiếu úy Kaseasbeh
Thiếu úy Kaseasbeh bị bắt làm tù binh sau khi chiến đấu cơ F-16 của anh bị rơi ở sào huyệt Raqqa của IS hồi tháng 12 năm ngoái. Kaseasbeh là phi công nước ngoài đầu tiên bị IS bắt giữ kể từ khi Mỹ thành lập liên quân mở chiến dịch không kích vào các mục tiêu IS ở Iraq và Syria.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ cũng đang tranh cãi quyết liệt về việc liệu có nên mở ra cánh cửa đàm phán với các nhóm khủng bố hay không. Khi được hỏi về quyết định trao đổi tù nhân của chính phủ Jordan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết các nước "đều có khả năng và quyền đưa ra quyết định", tuy nhiên bà nhấn mạnh rằng Mỹ "không thỏa hiệp với khủng bố".
Thế nhưng, hồi năm ngoái chính Mỹ cũng đã đổi 5 tù nhân Taliban ở Guantanmo lấy một binh sĩ nước này bị phiến quân bắt giữ, mặc dù các nghị sĩ Mỹ ra sức biện luận rằng Taliban chỉ là một "nhóm nổi dậy có vũ trang", còn IS mới là "tổ chức khủng bố".
Theo Khampha
Nhật khẩn cấp mật đàm tính kế giải cứu con tin Những tín hiệu gần đây cho thấy cả Nhật Bản và Jordan đang tính tới phương án trao đổi tù nhân để cứu lấy con tin người Nhật và viên phi công người Jordan đang nằm trong tay IS. Ngày 27/1, trong một đoạn ghi âm được đưa lên mạng, IS cảnh báo rằng con tin người Nhật và phi công người Jordan...