Nhật Bản nỗ lực cân bằng giữa phòng dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế-xã hội
Các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho rằng, số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao so với đỉnh điểm vào mùa Hè năm 2021, đồng thời kêu gọi người dân cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản.
Người dân chọn mua hoa quả tại cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong hội nghị nhóm các chuyên gia của MHLW ngày 1/6, các số liệu được thống kê cho thấy xu hướng giảm số ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc so với đỉnh điểm của làn sóng lây nhiễm thứ 5 vào năm ngoái là khá rõ, ngay cả tại các đô thị lớn như Vùng thủ đô, tỉnh Osaka hay tỉnh Okinawa. Tính đến ngày 31/5, số ca mắc mới COVID-19 trung bình trong cả nước giảm 0,73 lần so với tuần trước, trong khi tỷ lệ người mắc COVID-19 trên 100.000 người dân trung bình trong cả nước chỉ là 137,8, thấp hơn đáng kể so với trước đó một tuần.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên chủ quan vì trong khi hầu hết các nhóm tuổi đều giảm số ca mắc mới COVID-19 thì tại một số khu vực, số lượng người cao tuổi (trên 80 tuổi) mắc COVID-19 vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, số người hoạt động vào chập tối đến nửa đêm ở các trung tâm đô thị đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái, do đó nguy cơ lây lan dịch bệnh tại các địa điểm giải trí và nhà hàng là không thể xem nhẹ.
Video đang HOT
Liên quan đến các di chứng hậu COVID-19, nhóm chuyên gia y tế đã công bố số liệu khảo sát của Đại học Keio cho thấy khoảng 30% bệnh nhân mắc COVID-19 được hỏi cảm thấy mệt mỏi, khó thở sau khi đã khỏi bệnh. Khảo sát được thực hiện đối với 1.066 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên tại 27 cơ sở y tế trên toàn quốc từ tháng 1/2020 đến tháng 2/2021. Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi (13%), khó thở (9%), giảm chức năng vận động (8%), rối loạn giấc ngủ (7%), rối loạn trí nhớ (7%). Các di chứng này có xu hướng giảm dần theo theo thời gian nhưng tốc độ giảm tương đối chậm.
Hội nghị cũng thống nhất nhận định rằng tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản sẽ tiếp đà diễn biến tích cực trong thời gian tới và khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi thấy cơ thể mệt mỏi, sốt cao, cũng như tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang, tránh nơi đông người.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia cố vấn y tế của chính phủ cho rằng, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch quá mức có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ hội vui chơi và học tập của trẻ em. Các nhà trường không nhất thiết phải yêu cầu đeo khẩu trang hoàn toàn nếu các học sinh đều khỏe mạnh mà chỉ xem xét áp dụng tại các sự kiện tập trung đông người trong không gian kín như lễ khai giảng, tốt nghiệp.
Trả lời trước báo giới ngày 1/6 sau khi Nhật Bản tăng gấp đôi giới hạn về số người nhập cảnh mỗi ngày, tương đương 20.000 người/ngày, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ nước này sẽ cố gắng cân bằng giữa phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội. Trong khi đó, theo nguồn tin từ quan chức chính phủ, giới hạn này có thể tiếp tục được nâng lên 30.000 người/ngày từ ngày 1/7 và sẽ sớm xem xét bãi bỏ hoàn toàn nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục xu hướng tích cực như hiện nay.
Người dân Nhật Bản có thể bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời nếu đảm bảo giãn cách
Ngày 11/5, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định việc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời là không cần thiết miễn là đảm bảo giãn cách xã hội.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, ông Matsuno nói: "Chúng tôi khuyến nghị người dân bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời miễn là duy trì khoảng cách đủ lớn, nhất là vào những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao".
Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Matsuno cho biết các chuyên gia lưu ý rằng cần tránh hành vi có nguy cơ cao như nói chuyện với người trong khoảng cách gần mà không đeo khẩu trang.
Việc đeo khẩu trang đúng cách là cần thiết nếu bạn không thể duy trì khoảng cách đủ lớn với người khác ở ngoài trời và đang nói chuyện với họ. Ngoài ra, quan chức này cũng cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục rà soát các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong lúc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tham vấn với các chuyên gia y tế.
Trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản. Vì thế, chính phủ nước này đang xem xét việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới bằng với các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Bên cạnh đó, Nhật Bản có thể sẽ mở cửa cho các du khách nước ngoài tới nước này vào đầu tháng 6. Trước Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường sau khi đạt được những tiến bộ trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Câu chuyện lương tăng chỉ 4 USD/năm trong gần thập kỷ của người lao động Nhật Bản Lương thấp vẫn là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Nhật Bản. Người đi làm trên đường phố Nhật Bản. Ảnh: Gabruu Masamitsu từ bỏ thú vui ra ngoài rạp xem phim đã nhiều năm nay. Anh cùng gia đình cũng rất ít khi ăn hàng. Tổng thu nhập của người nhân viên kế toán 50 tuổi...