Nhật Bản “nhập khẩu” virus Ebola chuẩn bị cho Thế vận hội 2020
Mùa hè tới, hàng chục nghìn người hâm mộ thể thao trên thế giới sẽ ghé thăm Nhật Bản để tham dự Thế vận hội (Olympic 2020) – nhưng cùng với đồ dùng từ quốc gia của họ, khách du lịch có thể sẽ vô tình mang theo những mầm bệnh chết người đến đất nước Mặt trời mọc.
Hình ảnh khuếch đại các loại virus chết người
Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Nhật Bản đã nhập khẩu virus Ebola và bốn mầm bệnh chết người khác vào tháng 9 để chuẩn bị các xét nghiệm chẩn đoán, theo báo cáo tin tức.
Theo một báo cáo trên tạp chí Nature, các mầm bệnh trên đại diện cho những loại virus nguy hiểm nhất từng được phép xâm nhập vào Nhật Bản. Tất cả được xếp hạng “an toàn sinh học cấp 4″ (BSL-4), tức phải được giữ trong một cơ sở ngăn chặn đặc biệt nơi các nhà nghiên cứu tuân thủ theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt.
Cơ sở duy nhất của Nhật Bản đáp ứng được các yêu cầu – Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia của Bộ Y tế Nhật Bản (viết tắt NIID) – nằm ở Musashimurayama, khoảng 19 dặm (30 km) về phía Tây Tokyo.
Ngoài Ebola, cơ sở này còn chứa bốn loại virus liên quan khác: Virus Marburg, virus Lassa, các virus gây ra căn bệnh sốt xuất huyết Nam Mỹ và sốt xuất huyết Crimean-Congo, theo bài báo của Nature.
Các mẫu sống sẽ được sử dụng để xác nhận các xét nghiệm chẩn đoán quyết định xem một người mang trên mình một trong các virus vẫn còn lây nhiễm hay không. Xét nghiệm đánh giá xem một người có tạo ra kháng thể để chống lại virus hay không, điều này cho thấy, họ đang trong quá trình hồi phục, Masayuki Saijo – Giám đốc bộ phận NIID chịu trách nhiệm về virus sốt xuất huyết, trao đổi với Nature.
Phòng thí nghiệm BSL-4 yêu cầu các nhà nghiên cứu mặc trang phục chịu áp suất kín toàn thân được cung cấp không khí; thay quần áo trước khi vào; tắm khi thoát ra; khử nhiễm tất cả các vật liệu trước khi ra ngoài, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết.
Phòng thí nghiệm được đặt trong tòa nhà riêng biệt hoặc cách ly trong một cơ sở lớn hơn phải được trang bị hệ thống khí thải cung cấp chuyên dụng, ống chân không, cũng như hệ thống khử nhiễm.
Phòng thí nghiệm NIID là một trong số ít các cơ sở BSL-4 ở châu Á, trong khi Mỹ và châu Âu mỗi nơi đều có khoảng 10 phòng thí nghiệm như vậy đang hoạt động hoặc đang được xây dựng, theo Nature.
“Đây là một thời điểm mang tính bước ngoặt, đối với NIID”, Saijo cho biết trong một thông báo vào ngày 27/9, theo The Japan Times. “Chúng tôi đã đạt đến một mức độ hiểu biết tốt về vấn đề này. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ chống lại các mối đe dọa tiềm tàng của virus khi đất nước chuẩn bị chào đón khán giả của sự kiện thể thao từ khắp nơi trên thế giới”, ông Takumi Nemoto – Bộ trưởng Lao động, Sức khỏe và Phúc lợi Nhật Bản chia sẻ với Kyodo News.
Tuy nhiên, cư dân Nhật Bản sống gần cơ sở này có những lo ngại nhất định. Mặc dù cơ sở NIID được xây dựng để xử lý mầm bệnh BSL-4 từ năm 1981, nhưng sự kháng cự của người dân địa phương đã ngăn không cho viện này đưa virus đến đây, theo Nature.
Vào năm 2015, Bộ Y tế và Thị trưởng Musashimurayama cuối cùng cũng dọn sạch phòng thí nghiệm để vận hành như một cơ sở BSL-4, có khả năng ứng phó với dịch Ebola ở Tây Phi, theo báo cáo trước đó của Nature.
“Một báo cáo về nhiễm virus Ebola trong Thế vận hội có thể gây ra hậu quả tàn khốc nếu các biện pháp dự phòng và phản ứng khẩn cấp không chuyên nghiệp”, nhà vi trùng học Elke Mhlberger của Đại học Boston nói với Nature.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà khoa học nghĩ rằng, sự phổ biến toàn cầu của các phòng thí nghiệm BSL-4 có thể khiến loài người có nguy cơ bị tấn công sinh học cao hơn.
Video đang HOT
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn/Livescience
Chuyện chưa kể về "hành trình cô đơn" trên đất Mỹ của "ái nữ" Nguyễn Ngọc Mỹ
Nguyễn Ngọc Mỹ sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh với một xuất phát điểm "mơ ước", những tưởng cô gái thế hệ 9X này sẽ nhìn cuộc sống bằng ánh mắt kiêu kỳ, nhưng chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên nếu có cơ hội gặp mặt cô gái Việt xinh đẹp, tài năng, thân thiện, khiêm nhường và thích giúp đỡ mọi người này.
Khi mới du học về nước, Nguyễn Ngọc Mỹ thường được truyền thông gắn với tên tuổi cha mình là ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch HĐQT Alphanam Group như " Ái nữ xinh đẹp, giỏi kinh doanh của ông chủ Alphanam", "Con gái chủ tịch đẹp như người mẫu"... nên ít ai hiểu được sự cố gắng và cam kết của Ngọc Mỹ trên hành trình trưởng thành.
Nguyễn Ngọc Mỹ rời xa gia đình sang Mỹ du học từ năm 14 tuổi.
14 tuổi - đối mặt với cô đơn để trưởng thành
14 tuổi, Ngọc Mỹ rời xa vòng tay bố mẹ thực hiện nguyện vọng sang Hoa Kỳ du học sớm. Đây là một quyết định dũng cảm nhưng không liều lĩnh, bởi gia đình đã nhận ra và tin tưởng vào khả năng sống độc lập của cô con gái duy nhất khi không có bố mẹ bên cạnh.
Những khó khăn này hình thành một Ngọc Mỹ có phần già dặn hơn các bạn cùng trang lứa khác, cô độc lập, tự chủ và luôn sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống.
" Thời gian đầu sang Mỹ, đối mặt với cái lạnh âm 20, 30 độ C, sách vở cũng nhiều mà hàng ngày đều phải mang về để đọc và tra từ, cộng thêm quần áo thể thao, nên suốt một thời gian dài mình kéo vali trên đường phủ tuyết đi bộ tới trường.
Trời Wisconsin quá lạnh, băng nhiều nên không thể đi xe đạp, thời điểm đó cũng chưa có phương tiện công cộng nên chỉ có cách đi bộ. Hàng ngày mình đến trường trước một tiếng để thay quần áo cho khô và cất vali trước khi vào lớp như các bạn", Ngọc Mỹ nhớ lại.
Là học sinh quốc tế duy nhất của trường, Ngọc Mỹ đối mặt với rất nhiều rào cản về văn hoá, ngôn ngữ cũng như phải làm quen với đồ ăn mới lạ.
Cuối cùng, chính quãng đường đi bộ với vali nặng trĩu sách, chính cái rét buốt của tuyết trời cũng như những khó khăn giai đoạn đầu thích nghi cuộc sống xa gia đình tới nửa vòng trái đất đã giúp Ngọc Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn.
"What you can't get out of, get into wholeheartedly - Nếu điều gì bạn không thoát ra được, thì hãy lao vào và làm hết khả năng của mình". " Với mình, trong lúc không có người thân bên cạnh, cách nhanh chóng nhất để thích nghi là hoà nhập - hoà nhập với môi trường, bạn bè, trường lớp, dần dần tìm cho mình chỗ đứng và những hoạt động để tham gia", cô chia sẻ.
Ngay sau khi dần thích nghi với cuộc sống mới, Ngọc Mỹ đã chủ động tạo cơ hội cho mình bằng cách gia nhập vào các câu lạc bộ trong trường như Speech Team, Dance Team, Track and Field... Mỗi khi thi đấu giành giải Ngọc Mỹ đều chia sẻ với gia đình. Chỉ sau hơn 1 năm học tập tại Hoa Kỳ, Ngọc Mỹ đã trở thành học sinh châu Á duy nhất nắm giữ vị trí lãnh đạo trong các câu lạc bộ của trường.
Bước đệm du học sớm cùng những nỗ lực cố gắng đã giúp Ngọc Mỹ tốt nghiệp cử nhân kinh doanh tại Đại học Boston danh tiếng, cũng như gặt hái được những thành tựu nhất định tại Hoa Kỳ: hai năm liền tên của Ngọc Mỹ được đưa vào cuốn sách United States Achievement Academy, gia nhập Ban quản lý Hội sinh viên (Student Government) ngay từ năm thứ nhất và trở thành Đại diện sinh viên của khối (Class Representative) vào năm học thứ hai tại trường... Cô cũng thường xuyên tham gia các chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Tết năm 2013, Ngọc Mỹ từng xuất hiện trên thời sự toàn Hoa Kỳ (Đài truyền hình quốc gia NBC) nhằm quảng bá hình ảnh áo dài Việt Nam.
Ngọc Mỹ tốt nghiệp cử nhân kinh doanh tại Đại học Boston danh tiếng và từng xuất hiện Đài truyền hình quốc gia NBC, Hoa Kỳ.
Môi trường năng động, cạnh tranh buộc Ngọc Mỹ phải cố gắng mỗi ngày. Trải qua quãng thời gian cấp ba và đại học tại 3 bang khác nhau (Wisconsin, Minnesota, và Massachusetts) từ năm 14 tuổi, trái với các định kiến rằng cô sẽ "mất gốc", Ngọc Mỹ luôn cảm thấy yêu thương quê hương mình hơn, đầy trân trọng và gắn bó, cô luôn dành thời gian để tìm hiểu, chia sẻ với bạn bè quốc tế về đất nước của mình.
Với nhiều thành tích đạt được tại nước ngoài cũng như được các tổ chức gửi lời mời cộng tác làm việc, Ngọc Mỹ vẫn quyết định trở về Việt Nam.
Suy nghĩ về việc trở về thôi thúc cô ngày một lớn, cô muốn được đóng góp sức mình vào sự phát triển của công ty gia đình, của đất nước và hỗ trợ cộng đồng bằng những dự án thiết thực.
Niềm tin cho những ước mơ bay xa
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Boston năm 2013, Ngọc Mỹ về Việt Nam và bắt đầu làm quen lại môi trường ở quê hương với rất nhiều sự thay đổi kể từ khi cô đi du học.
Chính kỹ năng làm việc chi tiết, chuyên nghiệp đã mang đến cho Ngọc Mỹ những thành công bước đầu khi bắt tay vào công việc kinh doanh của gia đình, đặc biệt là đưa đẳng cấp quốc tế vào tên tuổi của nhà hàng 1915 Indochine ngay từ khi mới mở cửa, trong vòng 79 ngày khai trương đầu tiên đã liên tiếp đón hơn 50.000 lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.
Vào 10/11/2014, 1915 Indochine cũng đã vinh dự tiếp đón cựu danh thủ David Beckham dùng bữa cùng với hơn 50 doanh nhân danh tiếng tại Hà Nội.
Cô gái Việt với khát khao đi xa để trở về và cống hiến cho quê hương.
Khi được hỏi về một rào cản lớn của mình trong công việc khi về Việt Nam, Ngọc Mỹ thẳng thắn chia sẻ: Điều đầu tiên là về ngôn ngữ, hầu như cô không dùng tiếng Việt trong suốt 8 năm tại nước ngoài nên vốn từ và cách diễn đạt trong công việc gặp nhiều thách thức.
Thứ hai là về độ tuổi, giới tính. Ngọc Mỹ thường làm việc cùng đa số nam giới nên cô có những áp lực nhất định về cách giao tiếp, ứng xử sao cho khéo léo để tạo mối quan hệ tốt, mang lại kết quả cao cho công việc nhưng lại không để bất bình đẳng.
" Trong tiềm thức bất cứ ai, thế hệ 2 là những người được trao quá nhiều cơ hội tốt, vì vậy sẽ được đặt lên vai ngoài các gánh nặng, còn có những ánh mắt hoài nghi, dò xét. Tuy nhiên, mình phải coi điều này là bình thường để vượt qua nó.
Điều gì cần học hỏi vẫn cần học hỏi, điều gì cần quyết định vẫn cần quyết định, không nên để sự phán xét của mọi người ảnh hưởng đến việc mình là ai.
Cuộc sống luôn công bằng, mình luôn tin rằng nếu mình cư xử tốt sẽ luôn có người tốt giúp đỡ", cô chia sẻ.
Chân dung Nguyễn Ngọc Mỹ và những câu chuyện chưa kể trong hành trình khẳng định tài sắc của cô xuất hiện trong cuốn sách "Rạng danh tài trí Việt 5 châu".
Sau một khoảng thời gian với những thành công nhất định trong lĩnh vực của mình tại Việt Nam, Ngọc Mỹ quyết định tiếp tục chinh phục bằng thạc sỹ, lần này là khoá học tại London và Thượng Hải. Cô vẫn theo sát các công việc của tập đoàn tại Việt Nam và không mất nhịp nào khi quay lại để tiếp quản công việc của mình vào năm 2016.
Cô dấn thân sâu hơn vào bất động sản với hàng loạt các dự án khách sạn lớn mang thương hiệu quốc tế được cô trực tiếp đàm phán, điều hành thiết kế và quản lý vận hành.
Những năm trở lại đây, Ngọc Mỹ được biết tới với vai trò quyết định tại các dự án bất động sản tầm cỡ quốc tế và là một trong những nhà phát triển bất động sản, khách sạn trẻ có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.
Nhiều người sẽ tỏ ra choáng ngợp khi nhìn vào lịch làm việc, di chuyển liên tục trong và ngoài nước của Ngọc Mỹ. Ấy vậy mà cô vẫn dành thời gian cho các hoạt động xã hội.
Ngoài việc nắm vai trò quản lý quỹ Green Foundation của công ty gia đình, hỗ trợ điều hành quỹ Vietseeds Foundation, Ngọc Mỹ luôn đau đáu những mong mỏi dành cho phụ nữ Việt Nam cùng những suy nghĩ sâu xa hơn để cải thiện cuộc sống của người dân Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Mỹ cùng đại diện của Ri-Yaz Hotels & Resorts ký kết hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia tháng 11/2018"
Với những hoạt động xã hội của mình, Ngọc Mỹ là một trong những đại diện được mời tham gia chia sẻ với Hoàng tử Anh trong chuyến thăm Việt Nam về các dự án mà cô đang trực tiếp triển khai.
Cuối năm 2017, Ngọc Mỹ được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 10 doanh nhân nữ kế cận. Cuối năm 2018, cô tiếp tục được tạp chí Timeout vinh danh là 1 trong 10 người có tầm ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam, cùng với các tên tuổi lớn như huấn luyện viên Park Hang Seo, kiến trúc sư tài ba Bill Bensley, nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam - bà Nguyễn Thị Phương Thảo...
Cô còn xuất hiện trên truyền thông quốc tế với những hợp đồng ký kết với đối tác lớn nước ngoài, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Malaysia Dr. Mahathir Mohamad và đại sứ Việt Nam Lê Quý Quỳnh vào tháng 11/2018.
Có lẽ chính những ghi nhận này là trái ngọt xứng đáng cho một hành trình dài đầy nỗ lực của cô gái trẻ xinh đẹp đầy tài năng, nhiệt huyết.
Ngọc Mỹ ý thức được rằng, thành quả của cô là một minh chứng cho một thế hệ dám nghĩ, dám làm, dám đi xa để trở về. Một thế hệ dám nhận trách nhiệm, để góp sức mình với sự phát triển không ngừng của Việt Nam...
Hạnh Nguyễn
Theo Dân trí
Triển khai phần mềm quản lý đoàn viên đến cơ sở LĐLĐ quận 8, TP HCM đã tổ chức tập huấn phần mềm quản lý đoàn viên và đổi thẻ đoàn viên cho cán bộ phụ trách Công đoàn (CĐ) vào sáng 15-9. Tham dự tập huấn có hơn 120 cán bộ CĐ khu vực hành chính nhà nước, khối phường và trường học được hướng dẫn các tính năng cơ bản về sử...