Nhật Bản Nhân tố mới “điều tiết” căng thẳng Trung Đông
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo khẳng định, Tokyo sẽ làm “mọi thứ có thể” nhằm đảm bảo sự ổn định tại khu vực Trung Đông.
Sau gần 2 thập kỷ, hôm qua (20/12), một nhà lãnh đạo Iran mới lại tới thăm Nhật Bản trong bối c ảnh căng thẳng giữa quốc gia Trung Đông này với Mỹ – đồng minh của Tokyo đang gia tăng. Hiện dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến chuyến thăm này, kỳ vọng vào các bước đi tiếp theo của Nhật Bản có thể hài hòa các mối quan hệ và giúp hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông.
Tổng thống Iran Rouhani và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Middle East Monitor
Ngay khi tới Tokyo, ngày 20/11 Tổng thống Iran Rouhani đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Các chủ đề chính được lãnh đạo 2 nước thảo luận chính là Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, và sự ổn định an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nhật Bản hy vọng Iran sẽ tuân thủ đầy đủ các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân, được ký kết giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
“Tôi đặc biệt hy vọng Iran sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân và đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực Trung Đông”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản cũng khẳng định, Tokyo sẽ làm “mọi thứ có thể”, nhằm đảm bảo sự ổn định tại khu vực này. Theo nguồn tin từ giới chức Nhật Bản, trong cuộc gặp này, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cũng đã trao đổi về kế hoạch cử Lực lượng phòng vệ nước này (SDF) tới Trung Đông.
Cụ thể, Nhật Bản định điều 2 tàu khu trục và 1 máy bay tuần tra tới khu vực từ Vịnh Oman đến Biển Arab và Eo biển Bab el-Mandeb (Yemen), mà không đi vào Vịnh Ba Tư – nơi đang xảy ra căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Theo Thủ tướng Abe Shinzo, kế hoạch này xuất phát từ mong muốn đóng góp cho sự ổn định và hòa bình cho khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Iran Rouhani khẳng định, Thỏa thuận hạt nhân 2015 có ý nghĩa quan trọng với Iran và hy vọng Nhật Bản có thể cùng bảo vệ thỏa thuận này.
“Thỏa thuận hạt nhân có ý nghĩa quan trọng đối với Iran. Vì vậy, tôi lên án mạnh mẽ hành động đơn phương và vô lý của Mỹ khi rút ra khỏi thỏa thuận này. Tôi hy vọng Nhật Bản và các nước khác sẽ nỗ lực để giữ vững thỏa thuận”, Tổng thống Rouhani nói.
Tổng thống Iran cũng đánh giá cao nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh Iran hiểu ý định của Nhật Bản trong việc góp phần đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền liên quan thông qua sáng kiến riêng và đánh giá cao việc Tokyo giải thích nó một cách minh bạch.
Kết quả hội đàm với Tổng thống Iran sẽ được coi là cơ sở để Nhật Bản thông qua việc phái lực lượng phòng vệ nước này tới Trung Đông trong cuộc họp nội các vào ngày 27/12 tới và xúc tiến các điều kiện cần thiết để thực thi kế hoạch này.
Trước đó, Mỹ đã cố gắng thiết lập một liên minh quân sự với mục tiêu là đảm bảo an ninh cho khu vực Eo biển Hormuz, trước các mối đe dọa từ Iran. Với việc cử quân tới Trung Đông, song không làm nhiệm vụ tại Hormuz, Nhật Bản đã “hóa giải” phần nào sức ép từ Mỹ, mà vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với Iran.
Ông Sina Toossi – một nhà phân tích chuyên sâu các vấn đề Mỹ – Iran cho biết, Nhật Bản đang cho thấy vai trò “hòa giải” tích cức của mình, nhằm hạ nhiệt sức nóng tại vịnh Ba Tư. Đây cũng là nhiệm vụ mà Nhật Bản buộc phải làm khi nước này là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu lớn từ Iran, và nền kinh tế cũng phụ thuộc vào sự ổn định tại Trung Đông.
Dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao với các nước liên quan, để giảm căng thẳng Trung Đông, thông qua chuyến công du tới Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự kiến vào tháng 1/2020./.
Theo Đình Nam/VOV1
Tổng hợp
Thủ tướng Nhật Bản đề nghị Giáo hoàng hợp tác trong vấn đề Triều Tiên
Chiều tối 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã hội đàm với Giáo hoàng Francis đang ở thăm Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã đề nghị Giáo hoàng Francis hợp tác để giải quyết sớm vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Bên cạnh đó hai bên đã thống nhất cho rằng phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên là vô cùng quan trọng.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo (trái) và Giáo hoàng Francis (phải). Ảnh: Reuters
Chiều tối 25/11, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hội đàm với Giáo hoàng Francis đang ở thăm Nhật Bản. Thủ tướng Abe khẳng định Nhật Bản và Vatican là đối tác thân thiết trong các vấn đề thực hiện thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân, xóa bỏ đói nghèo và bảo vệ môi trường... Chuyến thăm Nhật Bản của Giáo hoàng sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai bên.
Giáo hoàng đã hoan nghênh cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe và cam kết hợp tác với Nhật Bản trong vấn đề thúc đẩy thế giới không có hạt nhân và giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.
Đây là lần thứ hai hai bên tiến hành hội đàm trong vòng 5 năm qua. Cuộc gặp trước đó diễn ra năm 2014, khi Thủ tướng Abe thăm Vatican.
Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Abe Shinzo và Giáo hoàng Francis tham gia cuộc gặp với lãnh đạo Nhật Bản và các đoàn ngoại giao nước ngoài tại Nhật Bản.
Trước đó, Giáo hoàng Francis đã hội kiến với Thiên hoàng Naruhito của Nhật Bản tại Hoàng cung. Giáo hoàng Francis là Giáo hoàng đầu tiên thăm Hoàng cung Nhật Bản kể từ năm 1981, khi Giáo hoàng John Paul đệ Nhị hội kiến Thiên hoàng Nhật Bản Showa.
Sau khi đến Nhật Bản ngày 22/11, Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện cho hòa bình và kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân tại Nagasaki và Hiroshima./.
Theo Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Kỷ lục của Thủ tướng Abe Shinzo: Đem lại sự ổn định chính trị cho nước Nhật Hôm qua 20/11/2019, ông Abe Shinzo đã trở thành Thủ tướng nắm quyền lâu nhất trong lịch sử chính phủ lập hiến của Nhật Bản với 2.887 ngày. Không chỉ là kỷ lục về thời gian, ông đã đem lại sự ổn định chính trị cho nước Nhật sau hai thập kỷ bất ổn. Nước Nhật ổn định và phát triển dưới sự...