Nhật Bản nghiên cứu phát triển tàu khu trục thế hệ mới
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, quân đội nước này sẽ phát triển tàu khu trục thế hệ mới với sự hỗ trợ công nghệ từ phía Mỹ.
Các tàu chiến Mỹ, Nhật (Ảnh: AFP)
Đầu tháng này, nhiều tờ báo ở Nhật Bản đưa tin về khoản ngân sách của quân đội Nhật Bản trong năm 2016. Theo đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề nghị khoản ngân sách kỷ lục, 40,3 tỷ USD, cho các hoạt động quân sự trong năm tới.
Một phần trong khoản ngân sách trên sẽ được sử dụng để mua máy bay tiếp nhiên liệu đời mới, cũng như đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển tàu khu trục thế hệ mới được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Chi tiết về loại tàu này, được gọi là tàu thuộc lớp 27DDG, đến nay vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, một thông báo từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết quân đội Nhật Bản có khả năng đặt mua hai hệ thống chiến đấu Aegis trị giá 1,5 tỷ USD trong năm tới.
Hệ thống chiến đấu AEGIS MK 7, bao gồm hệ thống radar SPY-1D của tập đoàn Lockheed Martin, các hệ thống thông tin liên lạc và theo dõi, một tháp quan sát đa chức năng, một hệ thống phóng theo phương thẳng đứng MK 41 và một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo SM-3.
Video đang HOT
Ngoài ra, tàu mới của Nhật Bản cũng có thể được trang bị thêm các hệ thống vũ khí hiện đại không phải do phía Mỹ cung cấp. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết quân đội nước này đang nghiên cứu khả năng trang bị hệ thống sung điện tử và công nghệ phòng không bằng laser cho 27DDG.
Quyết định tăng chi tiêu ngân sách nêu trên được đưa ra trong thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang muốn thúc đẩy vai trò của quân đội Nhật Bản trong các hoạt động ở nước ngoài thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu này, chính quyền của Thủ tướng Abe đang vận động để được phép bố trí quân đội ở nước ngoài. Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Nhật Bản cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thiết bị vũ khí.
Trước đây, hoạt động của các tàu chiến của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vẫn bị hạn chế bởi những quy định trong hiến pháp, chủ yếu là phục vụ các mục tiêu như hỗ trợ nhân đạo hay tìm kiếm cứu nạn khi ra nước ngoài hoạt động.
Tuy nhiên, với những thay đổi về chính sách của Thủ tướng Abe trong thời gian qua, giới quan sát đánh giá tàu khu trục thế hệ mới sẽ giúp Nhật Bản đóng vai trò năng động và linh hoạt hơn trong các vấn đề quốc tế hiện nay, như duy trì an ninh hàng hải hay chống cướp biển.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Sputnik News
Nhật Bản có thể tiến hành tháo gỡ mìn ở Biển Đông
Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn đến khu vực Biển Đông và Trung Đông, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) hôm 30.7 dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực thúc đẩy để mở rộng quyền của quân đội Nhật Bản ra khu vực - Ảnh: Reuters
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe trong buổi giải trình hôm 29.7 với một ủy ban đặc biệt của Thượng viện nước này. Theo đó, ông Abe cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành hoạt động tháo gỡ mìn tại Biển Đông.
"Chúng ta sẽ nghĩ đến chuyện đó nếu tình hình đáp ứng đủ 3 điều kiện", Thủ tướng Abe trả lời chất vấn của một nghị sĩ thuộc đảng Thế hệ Tương lai trong buổi giải trình.
Ba điều kiện cho phép sử dụng vũ lực, theo Luật phòng vệ tập thể và được cho phép trong Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, bao gồm: điều kiện thứ nhất, có một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào đồng minh của Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản bằng cách tạo ra một mối nguy rõ ràng đến quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của người Nhật. Điều kiện thứ hai, khi không còn biện pháp nào khác hợp lý để bảo vệ người dân Nhật Bản. Điều kiện thứ ba, khi việc sử dụng vũ khí được kiểm soát ở mức thấp nhất.
Giữa tháng 7.2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài; dự luật đang được trình lên Thượng viện.
Quân đội Nhật Bản tổ chức hoạt động gỡ mìn với Mỹ trong một cuộc tập dượt bắt đầu từ tuần trước và kết thúc ngày 30.7 ở vịnh Mutsu, miền bắc Nhật Bản. Thủ tướng Abe muốn mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn sang khu vực khác như bán đảo Triều Tiên, eo biển Hormuz và Biển Đông
Ông Abe muốn mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn của quân đội Nhật Bản đến Biển Đông - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Abe giải thích rằng eo biển Hormuz, nằm giữa vịnh Ba Tư và Oman, có ý nghĩa chiến lược quan trọng cho việc cung cấp dầu thô cho Nhật Bản, theo Asahi Shimbun; vì vậy cần thiết phải sử dụng quân đội để tham gia hoạt động tháo gỡ mìn có thể được cài ở khu vực này, loại bỏ những nguy cơ gây hại an ninh, an toàn cho con người và tài sản của Nhật Bản.
Theo các nhà quan sát, việc tháo gỡ mìn ở eo biển Hormuz chưa khẩn cấp bằng bán đảo Triều Tiên trước một mối đe dọa tấn công có thể xảy ra nhắm vào Nhật Bản. Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động tháo gỡ mìn của Tokyo rõ ràng muốn nhắm đến khu vực Biển Đông, nơi môi trường an ninh được cho là đang bị đe dọa trước tình hình khai hoang, xây đảo phi pháp của Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động gia tăng quân sự của Bắc Kinh.
Tháo gỡ mìn là một trong những hoạt động mở rộng quyền huy động quân đội của chính phủ Nhật Bản ra nước ngoài. Tuy nhiên phe đối lập chỉ trích chính phủ có thể sử dụng quyền này để gây chiến.
"Nhiều người hiểu hoạt động của Nhật Bản là trái luật, và suy đoán đó cực kỳ sai trái", ông Abe nói khi bảo vệ dự luật an ninh mới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tòa án Philippines yêu cầu chính phủ giải trình việc tập trận với Nhật Theo đơn kiện của một tổ chức chính trị cánh tả, tòa án Tối cao Philippines đã yều cầu chính phủ nước này giải thích về hai cuộc tập trận chung liên tiếp với Nhật Bản trong 2 tháng qua, tờ Manila Times cho hay. Quân đội Nhật Bản và Philippines tập trận ở Biển Đông - Ảnh: AFP Tổ chức Alliance of...