Nhật Bản nghi Triều Tiên “xé rào” lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc
Nhật Bản báo cáo lên Liên Hợp Quốc về việc nghi ngờ Triều Tiên đang vi phạm lệnh trừng phạt sau khi Tokyo phát hiện một tàu chở dầu của Bình Nhưỡng dường như tham gia vận chuyển hàng hóa.
Một tàu chở hàng của Triều Tiên (Ảnh minh họa: NBC News)
Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay họ đã báo lên Liên Hợp Quốc về nghi vấn một tàu chở dầu mang cờ Triều Tiên đã tham gia hoạt động vận chuyển hàng hóa, động thái vi phạm lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đây là lần thứ 5 trong năm Tokyo báo cáo những thông tin nghi vấn về việc Triều Tiên không tuân thủ lệnh cấm vận.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết máy bay do thám của Tokyo đã phát hiện tàu chở dầu mang cờ Triều Tiên bên cạnh một tàu không rõ xuất xứ, dường như mang cờ Trung Quốc, trên biển Hoa Đông vào tối 19/5.
Video đang HOT
“ Chính phủ Nhật Bản nghi ngờ rằng 2 tàu đã trao đổi hàng hóa, hành động bị cấm quy định trong lệnh trừng phạt (Triều Tiên)”, thông báo viết. Tokyo xác định tàu chở dầu Triều Tiên là JI SONG 6, một trong những phương tiện nằm trong danh sách đen cấm cập cảng quốc tế của Liên Hợp Quốc.
Bình Nhưỡng hiện đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt, trong đó bao gồm việc cấm các nước thành viên Liên Hợp Quốc tạo điều kiện hoặc tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa tàu qua tàu có liên quan tới các phương tiện mang cờ Triều Tiên.
Báo cáo của Nhật Bản được công bố trong bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un được kỳ vọng sẽ diễn ra trong tương lai gần. Tuần trước, ông Trump đã gửi thư cho Bình Nhưỡng nhằm hủy cuộc đàm phán dự kiến ban đầu được tổ chức vào ngày 12/6 tại Singapore. Tuy nhiên, động thái từ 2 phía sau khi lá thư của ông Trump được gửi đi cho thấy Mỹ và Triều Tiên dường như đều có thiện chí muốn ngồi vào bàn đàm phán để bàn về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Liên Hợp Quốc trừng phạt 49 đối tượng vì giúp Triều Tiên "né" cấm vận
Liên Hợp Quốc đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 49 đối tượng bị cáo buộc trợ giúp Triều Tiên "né" các lệnh trừng phạt, trong đó có các công ty tại Trung Quốc và Hong Kong. Đây là gọi biện pháp trừng phạt lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào các mục tiêu có liên hệ với Bình Nhưỡng.
(Ảnh minh họa: Getty)
AFP đưa tin, theo lệnh trừng phạt mới được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công bố ngày 30/3, có 21 công ty thương mại và vận tải biển đã bị đóng băng tài sản toàn cầu, 3 trong số đó có trụ sở tại Hong Kong.
Tại Trung Quốc, hai công ty là Shanghai Dongfeng Shipping và Weihai World Shipping Freight đã bị đưa vào "danh sách đen" vì chở than đá Triều Tiên trên tàu của họ. Tổng cộng 27 tàu thuyền và 21 công ty đã bị áp đặt các lệnh trừng phạt.
Cũng nằm trong "danh sách đen" còn có doanh nhân Đài Loan Tsang Yung Yuan, người bị đóng băng tài sản và cấm đi lại toàn cầu vì tổ chức vận chuyển trái phép than đá Triều Tiên cùng một nhân vật môi giới người Triều Tiên tại Nga.
Một nhà ngoại giao giấu tên tại Hội đồng Bảo an cho biết, gói trừng phạt trên - được xem là lớn nhất nhằm vào Triều Tiên - nhằm gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng bất chấp việc Triều Tiên gần đây có thái độ cởi mở với đối thoại.
Động thái trên nằm trong một chiến dịch truy quét toàn cầu nhằm vào các hàng hóa bị cấm của Triều Tiên, vi phạm các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc vốn được áp đặt sau hàng loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo các lệnh trừng phạt mới, tổng cộng 13 tàu chở hàng và tàu chở dầu của Triều Tiên đã bị cấm cập các cảng trên toàn cầu, cùng 12 tàu của các nước khác trợ giúp Bình Nhưỡng buôn lậu các hàng hóa bị cấm hoặc cung cấp vận chuyển dầu và nhiên liệu.
Hai tàu khác của Triều Tiên cũng bị đóng băng tài sản toàn cầu, nhưng không bị cấm vào cảng.
Các lệnh trừng phạt được phê chuẩn trong bối cảnh Mỹ sắp đàm phán với Triều Tiên, với kế hoạch là một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Bất chấp việc các nỗ lực ngoại giao đang mở, Mỹ đã nói rõ là sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.
Hồi năm ngoái, Hội đồng Bảo an đã thông qua một loạt nghị quyết nhằm cấm Triều Tiên xuất khẩu các hàng hóa, trong một nỗ lực nhằm chặn đứng nguồn tiền đổ vào các chương trình quân sự của Bình Nhưỡng.
An Bình
Theo Dantri
Bất chấp cấm vận, Triều Tiên vẫn bán trót lọt "vàng đen" sang Nhật, Hàn Reuters dẫn các nguồn tin tình báo Tây Âu tiết lộ, than đá Triều Triều được vận chuyển sang Nga rồi sau đó chuyển tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây được cho là việc làm lách luật, vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên được cho là chở than đá sang Nga trước rồi từ đó "vàng...