Nhật Bản nâng cấp mạnh khả năng đổ bộ của chiến hạm lớp Osumi
Tạp chí Quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly, ngày 14/01/2014 cho biết, lần đầu tiên Bộ quốc phòng Nhật Bản đã lên kế hoạch nâng cấp quy mô lớn các tàu đổ bộ lưỡng thê lớp Osumi cho lực lượng tự vệ biển Nhật Bản (MSDF) để nâng cao năng lực tác chiến đổ bộ.
Theo kế hoạch, Bộ quốc phòng Nhật Bản sẽ chi trong ngân sách năm tài khóa 2014 khoảng 20 triệu yên (tương đương 190.000 USD), để nghiên cứu và thiết kế nhằm phục vụ cho việc nâng cấp các tàu đổ bộ lớp Osumi.
Dự án sẽ tập trung vào nghiên cứu nâng cấp ba tàu đổ bộ lớp “Osumi” để tàu có thể chuyên chở được xe chiến đấu đổ bộ lưỡng thê AAV-7A1 do Công ty hệ thống hàng không của Anh chế tạo và máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey của Mỹ.
Ba tàu đổ bộ lớp “Osumi” là LST-4001 “Osumi”, LST-4002 “Shimokita” và LST-4003 “Kunisaki” lần lượt được Quân đội Nhật Bản đưa vào phục vụ từ những năm 1998, 2002, 2003.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ LST-4002 “Shimokita” lớp Osumi
Bộ quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp boong tàu để có khả năng vận chuyển hai tàu đổ bộ đệm khí LCAC và nhiều loại xe đổ bộ, dùng thang máy ở boong chính hoặc cửa đẩy ở phía mạn phải để đưa các phương tiện đến chỗ đậu.
Công việc nâng cấp sẽ tiến hành trong thời gian bảo dưỡng định kỳ các tàu. Trong đó, thời gian bảo dưỡng định kỳ của tàu “Shimokita” từ năm 2016-2017, tàu Kunisaki từ năm 2017- 2018, tàu Osumi từ năm 2018-2019.
Tàu đổ bộ lớp Osumi có lượng giãn nước không tải là 9.000 tấn, đầy tải 14.000 tấn; chiều dài 178m, rộng 25,8m, cao 17m, mớn nước 6m, thủy thủ đoàn 135 người. Tàu được trang bị 2 động cơ diezen 2 trục đẩy, công suất 26.000hp, đảm bảo cho nó có thể chạy với vận tốc 22 hải lý/h.
Các tàu đổ bộ lớp này có khả năng vận tải 330 binh lính và 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa.
Theo ANTD
Tàu phá băng Trung Quốc mắc kẹt ở Nam Cực
Ngày 3/1, thủy thủ đoàn trên tàu phá băng Tuyết Long (Snow Dragon) của Trung Quốc lo ngại con tàu không thể di chuyển được trong lớp băng dày ở Nam Cực khi nhu yếu phẩm đang cạn kiệt dần.
Tàu Tuyết Long của Trung Quốc
Cơ quan An toàn Hàng hải Úc đã ra lệnh cho tàu phá băng Aurora Australis ở lại để tham gia giải cứu trong trường hợp tàu Tuyết Long cần giúp đỡ.
Nếu điều kiện thủy triều thuận lợi, vào ngày 4/1, tàu phá băng của Trung Quốc sẽ mở đường ra khỏi khu vực bị mắc kẹt.
Trong một diễn biến khác, toàn bộ 52 hành khách gồm các nhà khoa học, khách du lịch và nhà báo trên tàu Akademik Shokalskiy (Nga), bị kẹt lại từ ngày 24/12/2013, đã được trực thăng cứu hộ sơ tán đến nơi an toàn.
Trước đó, tàu phá băng của Trung Quốc, Úc và Pháp cũng thất bại trong nỗ lực giải cứu tàu nghiên cứu Nga do bị bão tuyết cản trở. Trong số 74 thành viên trên tàu Akademik Shokalskiy, 22 người sẽ ở lại chờ băng tan mới rời khỏi.
Tàu nghiên cứu của Nga xuất phát từ New Zealand hôm 28/11 để tái hiện cuộc hành trình của nhà thám hiểm người Úc Douglas Mawson cách đây một thế kỷ.
Theo Xahoi
Nga phát triển UAV trực thăng cho lực lượng đổ bộ đường không Ngày 26-12, Công ty máy bay trực thăng Nga cho biết, họ đã trình diễn một mẫu thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái cánh quạt quay cho lực lượng đổ bộ đường không của nước này. Lực lượng đổ bộ đường không Nga đang thao tác sử dụng UAV "Công ty đang phát triển hệ thống máy bay không người...