Nhật Bản muốn xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang ASEAN
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức một cuộc hội thảo vào cuối tháng 9 tới với sự tham dự của giới chức ASEAN nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Nhật sang các quốc gia Đông Nam Á, các nguồn tin chính phủ Nhật hôm qua cho biết.
Thủy phi cơ US-2 do Nhật Bản chế tạo.
Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa giới chức Nhật và ASEAN nhằm tổ chức các cuộc thảo luận đầy đủ liên quan tới vấn đề xuất khẩu vũ khí kể từ khi nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết định nới lỏng các hạn chế về xuất khẩu vũ khí hồi tháng 4.
Trong hội thảo tại Tokyo, chính phủ có kế hoạch thảo luận cách thức để các thiết bị và công nghệ của Nhật có thể trợ giúp để tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia ASEAN, trong bối cảnh Tokyo tìm kiếm các cơ hội kinh doanh nhằm xuất khẩu thiết bị quốc phòng.
Chính phủ Nhật cũng tin rằng môi trường an ninh của nước này sẽ cải thiện nếu ASEAN gia tăng các khả năng răn đe nhằm đối mặt với một Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển. Một số nước thành viên ASEAN đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Tại hội thảo với chủ đề chính là “an ninh hàng hải”, giới chức Nhật sẽ giải thích chính sách xuất khẩu quốc phòng mới của Tokyo sẽ thay thế như thế nào lệnh cấm vận gần nửa thế kỷ về xuất khẩu vũ khí, và làm thế nào để các tàu và máy bay Nhật có thể thúc đẩy an ninh của các nước ASEAN.
Các quy định mới cho phép công nghệ và thiết bị quốc phòng của Nhật được xuất khẩu nếu chúng phục vụ mục đích đóng góp vào sự hợp tác quốc tế và các lợi ích an ninh của Tokyo.
Nhật Bản sẽ phải ký kết một hiệp ước chuyển giao thiết bị quốc phòng với mỗi quốc gia trước khi xuất khẩu vũ khí cho nước đó. Sau hội thảo, Nhật có kế hoạch thảo luận việc ký kết một thỏa thuận như vậy với các quốc gia muốn mua thiết bị của Nhật.
Trước đó, Nhật đã đạt được các thỏa thuận chuyển giao thiết bị quốc phòng với Mỹ, Anh và Úc.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Tình hình Biển Đông: "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý
Tại buổi hội thảo "An ninh biển ở Đông Á", các học giả châu Âu đã khẳng định "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Tin tức từ TTXVN cho biết, hội thảo "An ninh biển ở Đông Á" đã diễn ra vào ngày 5/6 tại Viện quan hệ quốc tế Na Uy (NUPI). Giáo sư Geoffrey Till thuộc Khoa Nghiên cứu quốc phòng của trường King's College London (Vương quốc Anh); tiến sỹ Sam Bateman thuộc Trung tâm quốc gia Australia về tài nguyên và an ninh biển, Đại học Wollongong và giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Na Uy (PRIO) là ba diễn giả chính của hội thảo. Ngoài ra, khoảng 30 đại biểu đến từ NUPI, PRIO, Viên nghiên cứu quốc phòng Na Uy, đại diện một số Đại sứ quan các nước Đông Á,... cũng tham dự hội thảo này.
Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như tác động của vấn đề này đối với an ninh và ổn định của Đông Á. Theo các đại biểu tại hội thảo, "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý, do vậy, không thể là cơ sở để đàm phán.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh Vietnam
Liên quan đến tính pháp lý về "đường lưỡi bò", tại Đối thoại Shangri-La 2014, nhà nghiên cứu Christian Le Miere thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) khẳng định rằng: "Phần trả lời của đại diện Trung Quốc về "đường chín đoạn" phủ nhận hoàn toàn luật biển quốc tế. Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn đối với biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền với nó trong lịch sử. Cách nghĩ của Trung Quốc là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp, một sự so sánh theo kiểu ngụy biện".
Theo VOV, ngày 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tài liệu chỉ vẻn vẹn hai trang giấy biện minh cho yêu sách "chủ quyền" của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, biện hộ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế, đây là những tài liệu cắt ghép sự kiện, xuyên tạc lịch sử bởi không đề cập thực tế việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Tài liệu cũng né tránh đề cập yêu sách " đường lưỡi bò" phi lý vốn đang bị dư luận quốc tế chỉ trích. Và dư luận thừa hiểu rằng,Trung Quốc đang cố tình lấp liếm hành vi sai trái ở Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Việt Nam tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối những hành vi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông trong các hội nghị cấp thứ trưởng của ASEAN và đối tác vừa diễn ra trong ngày 7 và 8/6 vừa qua tại Yangon, Myanmar.
Tàu Trung Quốc liên tiếp tiến lại gần và uy hiếp tàu chấp pháp của Việt Nam gần khu vực nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981.
Thông tin trên báo điện tử TS cho biết, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nêu rõ những hành động xâm phạm của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ vào sâu trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Thứ trưởng Vinh đã yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan dầu cùng các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đồng thời, kêu gọi các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối hành động xâm phạm của Bắc Kinh.
Theo Đời sống pháp luật
Mexico: Bị lộ ảnh nóng, nữ sinh đâm bạn 65 nhát Nữ sinh 16 tuổi nổi giận khi ảnh khỏa thân của mình bị bạn thân tung lên mạng. Nữ sinh 16 tuổi Erandy Elizabeth Gutierrez ở Sinlao, Mexico vô cùng giận dữ khi phát hiện ra rằng cô bạn thân Anel Baez đã đăng những bức ảnh hai người chụp khỏa thân lên mạng xã hội Facebook. Trong cơn tức giận, Gutierrez tuyên...