Nhật Bản muốn “giữ chân” Philippines trong vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên kế hoạch cho các cuộc gặp kín với Tổng thống Rodrigo Duterte khi nhà lãnh đạo Philippines tới Tokyo vào tuần tới, đồng thời tìm cách kéo Manila về phía Mỹ để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng thống Rodrigo Duterte (phải) bắt tay Thủ tướng Shinzo Abe tại cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào hồi tháng 9 (Ảnh: EPA)
Thủ tướng Shinzo Abe đã sắp xếp các cuộc gặp kín với Tổng thống Rodrigo Duterte nhân chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Philippines tới Nhật Bản vào tuần tới để níu kéo Manila tiếp tục hợp tác với các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông, Reuters dẫn các nguồn tin cho hay.
Trước đó, trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 20/10, Tổng thống Duterte đã tuyên bố “cắt đứt” quan hệ với đồng minh lâu năm là Mỹ, do vậy, động thái này của Thủ tướng Abe được cho là để cứu vãn tình thế sau phát ngôn gây tranh cãi của nhà lãnh đạo Phillippines. Theo Reuters, ông Abe lúc này phải đối mặt với một nhiệm vụ rất khó khăn, đó là vừa phải thúc đẩy các mục tiêu an ninh chung lâu bền giữa Mỹ và Nhật Bản, đồng thời cũng tránh để cho ông Duterte ngày càng thân thiết hơn với Trung Quốc.
“Nhật Bản muốn giải thích lập trường của mình về các vấn đề trong khu vực, bao gồm các quan điểm về vấn đề Biển Đông. Ông Abe muốn tạo sự kết nối với ông Duterte”, một nguồn tin giấu tên cho biết.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của Tổng thống Duterte lần này, Thủ tướng Abe cũng sẽ ký thỏa thuận cung cấp hai tàu tuần tra mới cho Philippines, kết hợp cùng các tàu và máy bay mà Tokyo đã từng trao cho Manila trước đó để tăng cường khả năng giám sát của Tokyo trên Biển Đông, các nguồn tin cho biết thêm.
Video đang HOT
“Lúc này, Nhật Bản dường như đang quyết tâm đẩy mạnh mối quan hệ với Tổng thống Duterte và sẽ tránh những chủ đề “nhạy cảm” để không bị ông Duterte bỏ rơi (như với Mỹ)”, một nguồn tin nhận định.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ Nhật Bản chia sẻ với Reuters rằng Tokyo muốn xác định lại với Tổng thống Duterte về tầm quan trọng của pháp quyền và tự do hàng hải. Tuy nhiên, nhiều khả năng ông Abe sẽ không nhắc tới những vụ lùm xùm về phát ngôn giữa ông Duterte và Mỹ gần đây, cũng như phán quyết của tòa trọng tài thường trực quốc tế ở La Hay (Hà Lan) về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines – Trung Quốc hồi tháng 7 trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này.
Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong quan hệ Trung Quốc – Philippines – Mỹ. Trong ảnh: Tổng thống Duterte bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm 20/10. (Ảnh: SCMP)
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, cho biết Nhật Bản đang theo dõi những diễn biến gần đây trong quan hệ giữa Trung Quốc, Philippines và Mỹ để xem điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Suga từ chối bình luận thêm về vấn đề này.
“Về vấn đề Biển Đông, chúng tôi đang nỗ lực đạt được giải pháp ngoại giao thông qua sự hợp tác của các bên liên quan”, ông Suga phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 21/10.
Trước đó, hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tuyên bố Tokyo sẽ giúp đỡ các nước trong khu vực tăng cường năng lực quốc phòng để đối phó với “các hành động đơn phương, nguy hiểm và mang tính cưỡng chế” trên Biển Đông.
Theo kế hoạch, Tổng thống Duterte sẽ tham dự tiệc chiêu đãi vào tối ngày 25/10 cùng Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. Sau đó, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ có các cuộc gặp riêng với ông Duterte tại dinh thự của thủ tướng ở thủ đô Tokyo vào ngày 26/10, sau cuộc hội đàm chính thức với phái đoàn gồm các quan chức cấp cao hai nước. Một nguồn tin tiết lộ rằng Thủ tướng Abe hiếm khi tổ chức các cuộc gặp riêng với nguyên thủ các nước khác sau khi cả hai đã cùng tham dự cuộc gặp chính thức trước đó.
Nhân chuyến thăm tới Tokyo lần này, Tổng thống Duterte và phái đoàn gồm hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Philippines dự kiến cũng sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo các công ty và tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota và Mitsubishi để tìm kiếm đầu tư cho Philippines. Ông Duterte sẽ kết thúc chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 27/10 bằng một cuộc điện đàm với Nhật hoàng Akihito.
Thành Đạt
Theo Dantri
Trung Quốc, Philippines nhất trí cơ chế giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Thông cáo chính thức được công bố hôm nay 21/10 sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Bắc Kinh và Manila sẽ khởi động cơ chế song phương thông qua các cuộc tham vấn hữu nghị để giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
Chủ tịch Tập Cận Bình đón tiếp trọng thể Tổng thống Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 20/10 (Ảnh: Reuters)
"Cả hai bên nhất trí tiếp tục duy trì các cuộc thảo luận về các biện pháp xây dựng lòng tin... đồng thời thực thi nguyên tắc tự kiềm chế trong khi tiến hành các hoạt động có thể gây phức tạp tình hình hoặc làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông", SCMP dẫn nội dung thông cáo cho hay.
"Các tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua "các cuộc tham vấn và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia có liên quan trực tiếp tới tranh chấp", thông cáo cho biết thêm.
Cũng theo thông cáo này, cơ chế song phương mới nhằm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ được bổ sung thêm vào các cơ chế hiện hành. Các cơ chế này bao gồm việc hai nước thường xuyên trao đổi về các mối quan ngại của từng bên liên quan đến vấn đề Biển Đông, cùng với đó là các biện pháp tăng cường xây dựng lòng tin và thực thi cơ chế tự kiềm chế khi tiến hành các hoạt động trên Biển Đông.
Trong thông cáo, Bắc Kinh và Manila nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định, cũng như tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Hai nước cũng cam kết sẽ tuân thủ theo Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002, đồng thời cố gắng đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, lực lượng tuần duyên hai nước cũng sẽ hợp tác cùng nhau trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, môi trường và các tình huống khẩn cấp trên Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc gặp giữa hai lãnh đạo tại Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh hôm 20/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi mối quan hệ Trung Quốc - Philippines như "anh em một nhà" và có thể cùng nhau giải quyết các tranh chấp "một cách phù hợp". Rào cản lớn nhất trong quan hệ giữa Malina và Bắc Kinh hiện nay là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông cũng đã được hai bên xem là thứ yếu, chứ không phải là tất cả trong quan hệ song phương.
Tổng thống Rodrigo Duterte cùng phái đoàn hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp đang có chuyến thăm kéo dài 4 ngày tới Trung Quốc. Ngoài các thỏa thuận về vấn đề Biển Đông, hai nước cũng nhất trí hợp tác trên nhiều mặt như kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, nông nghiệp, du lịch và một số lĩnh vực khác. Bộ trưởng Công thương Philippines Ramon Lopez mới đây cho biết tổng giá trị hợp đồng mà Philippines dự kiến sẽ ký với Trung Quốc trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Duterte là khoảng 13,5 tỷ USD.
Thành Đạt
Theo SCMP
Bộ trưởng Thương mại Philippines nói vẫn giữ quan hệ kinh tế với Mỹ Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez hôm nay 21/10 cho biết nước này vẫn duy trì quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ dù trước đó Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với Washington. Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez (Ảnh: Philstar) "Ngài tổng thống không nói về việc cắt đứt với Mỹ. Liên...