Nhật Bản muốn cho tướng quân sự làm Phó chánh văn phòng nội các
Tướng lĩnh Lực lượng Phòng vệ có thể được đề cử làm Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, tăng mạnh phạm vi hoạt động và quyền hạn sử dụng vũ khí.
Nhật Bản muốn dùng quân nhân làm Phó chánh văn phòng nội các (ảnh minh họa trên tờ “Tầm nhìn” Trung Quốc)
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 18 tháng 4 dẫn tờ “Mainichi Shimbun” Nhật Bản ngày 17 tháng 4 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản ngày 16 tháng 4 bắt đầu bàn thảo lần đầu tiên đề bạt cán bộ Lực lượng Phòng vệ lên làm Phó chánh văn phòng nội các phụ trách ứng phó tình hình và quản lý khủng hoảng trong đợt điều chỉnh nhân sự vào mùa hè năm 2015, trở thành một trong 3 Phó chánh văn phòng nội các.
Phó chánh văn phòng nội các là chức vụ cấp Thứ trưởng trực tiếp trợ giúp cho Thủ tướng và Chánh văn phòng nội các, trước đây luôn do quan chức Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.
Theo bài báo, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, nếu như pháp chế bảo đảm an ninh được thông qua, nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ sẽ gia tăng rất lớn, cần thiết đề bạt cán bộ Lực lượng Phòng vệ tinh thông việc điều khiển lực lượng hiện có.
Tháng 1 năm 2001, khi điều chỉnh lại các bộ ngành trung ương, thiết lập ra chức Phó chánh văn phòng nội các, lần lượt phụ trách điều phối tổng hợp nội chính, đối ngoại, ứng phó tình hình và quản lý khủng hoảng. Đến nay, 5 người từng đảm nhiệm 3 loại Phó chánh văn phòng đều từng làm Cục trưởng của Cục Phòng vệ (trước đây) hay Bộ Quốc phòng (hiện nay).
Video đang HOT
Lễ duyệt binh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tròn 60 năm ngày 26 tháng 10 năm 2014
Nobushige Takamizawa, người từng làm Cục trưởng chính sách quốc phòng của Bộ Quốc phòng nhậm chức này vào tháng 7 năm 2013, phụ trách điều động Lực lượng Phòng vệ thực hiện nhiệm vụ cứu nạn và ứng phó với sự kiện khủng bố ở nước ngoài.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch trình một dự luật bảo đảm an ninh lên Quốc hội vào tháng 5, thông qua trước thượng tuần tháng 8. Dự luật này có trụ cột là dự luật sửa đổi tình trạng tấn công vũ lực cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể. Nếu được thông qua, phạm vi hoạt động và quyền hạn sử dụng vũ khí của Lực lượng Phòng vệ sẽ mở rộng.
Theo tiết lộ từ một nguồn tin, Chính phủ Nhật Bản cho rằng: “Trong tương lai, việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ sẽ quan trọng hơn”, khả năng sử dụng cán bộ cấp tướng của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất là rất lớn. Hiện nay đã có các ứng cử viên như người đứng đầu các quân đoàn thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản như Tư lệnh Quân đoàn miền Tây Koichiro Bansho và Tư lệnh Quân đoàn miền Đông Koichi Isobe.
Lễ duyệt binh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tròn 60 năm ngày 26 tháng 10 năm 2014
Theo Giáo Dục
Liên minh quân sự Mỹ - Nhật sắp "lột xác"?
Theo các quy tắc quốc phòng sắp sửa đổi xong giữa Mỹ và Nhật Bản, quân đội Nhật sẽ có thêm nhiều quyền hạn mới, cho phép hành động khi quân đội Mỹ bị một nước thứ 3 đe dọa.
Phát biểu trong chuyến thăm tới Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh, việc sửa đổi "các hướng dẫn quốc phòng" sẽ làm biến đổi hẳn quan hệ quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản, cho phép quân đội hai nước "hợp tác vô biên" trước những thách thức trên toàn thế giới.
(Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Lần cuối cùng thỏa thuận giữa hai bên được sửa đổi là vào năm 1997 và vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật chỉ giới hạn ở mức bảo vệ quân Mỹ khi hành động trên cơ sở tự vệ và chỉ ở xung quanh khu vực địa lý của Nhật.
Với những sửa đổi lần này, Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể hỗ trợ và bảo vệ Mỹ trong nhiều tình huống hơn và ở phạm vi địa lý rộng hơn.
Bản sửa đổi dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Washington, đánh dấu một sự phát triển vượt bậc trong quan hệ quân sự Mỹ - Nhật.
Theo một hiệp ước năm 1960, Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Khoảng 50.000 lính Mỹ hiện đang đóng tại Nhật Bản.
Liên tiếp nhiều thay đổi đã diễn ra khi Thủ tướng Abe nỗ lực "đại tu" cách thức Nhật Bản sử dụng sức mạnh quân sự của mình - vốn bị hạn chế nghặt nghèo kể từ Thế chiến II.
Ông Abe đang tìm kiếm một hành lang pháp lý để cung cấp quyền hạn lớn hơn cho quân đội nhằm bảo vệ Nhật và các đồng minh, và để tham gia hợp tác quân sự hạn chế ở hải ngoại.
Ely Ratner, một thành viên cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (một nhóm cố vấn ở Washington), cho rằng, những quy tắc sửa đổi sẽ tạo ra "một liên minh bảo vệ nhau bình đẳng hơn, chứ không chỉ đơn thuần là bảo vệ nước Nhật".
Và rốt cuộc "điều này có tiềm năng mở ra rất nhiều hoạt động phòng thủ mới cho Nhật ở châu Á và vượt khỏi những gì đang bị cấm hiện nay", ông cho biết thêm.
Thời gian gần đây, nhiều người ở Nhật lo ngại trước việc Trung Quốc nhanh chóng phát triển quân đội và nỗ lực phóng chiếu sức mạnh ra các vùng biển Đông và biển Hoa Đông, như quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp.
Chính quyền Obama, vốn cũng lo ngại trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc, hoan nghênh các động thái của ông Abe.
Giới chức ở Washington bày tỏ hy vọng rằng, một sự linh hoạt quân sự lớn hơn sẽ giúp cho nước Nhật có thêm lực bẩy để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Hoàng tử Anh Harry tới Úc làm nhiệm vụ quân sự biệt phái Hoàng tử Anh Harry hôm nay 6/4 đã có mặt tại Úc làm nhiệm vụ biệt phái kéo dài một tháng tại Lực lượng phòng vệ nước bạn. Hoàng tử Harry tới Úc làm nhiệm vụ quân sự biệt phái. (Ảnh: Getty) Theo BBC, Hoàng tử Anh Harry hôm nay đã đến đặt vòng hoa tại Tượng đài tưởng niệm các chiến sỹ...