Nhật Bản, mùa lá chuyển màu
Thu về, hãy đến Nhật Bản để được hòa mình trong khung cảnh lãng mạn, thanh bình của mùa cây thay lá (Momiji).
Mùa Momiji ở Nhật Bản thường bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 11 và trải dài từ Bắc xuống phía Nam. Dù ở nơi nào trên xứ Phù Tang, bạn đều có thể thưởng ngoạn khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp.
Địa điểm đón mùa thu sớm nhất chính là Hokkaido – hòn đảo lớn nằm ở phía bắc Nhật Bản. Vào cuối tháng 9, khi những rừng cây ở rặng núi Asahidake thuộc Công viên quốc gia Daisetsuzan chuyển sắc vàng đỏ, người dân Hokkaido và du khách lại háo hức chờ đón Momiji Matsuri – lễ hội lá phong truyền thống. Đây cũng là thiên đường cho những ai yêu thích thiên nhiên hoang sơ.
Asahidake là nơi đầu tiên ở Nhật Bản đón nhận sự chuyển mình vào mùa thu
Hồ Towada – một phần của Vườn Quốc gia Towada-Hachimantai và là hồ miệng núi lửa lớn nhất trên đảo Honshu, hòn đảo chính của Nhật Bản (khu vực Tohoku). Nằm trên biên giới giữa Akita và Aomori, khu vực này nổi tiếng với sắc màu mùa thu. Đặc biệt khu vực xung quanh suối Oirase (Aomori), một trong những điểm ngắm mùa thu nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Khung cảnh tuyệt đẹp ở suối Oirase
Mỗi độ thu sang, Tokyo trở nên lộng lẫy bởi màu đỏ của lá thu. Đan xen vào đó là sắc vàng của những hàng cây bạch quả (rẻ quạt) ở đại lộ Icho Namiki, tạo nên những mảng màu đẹp đẽ cho thành phố hoa lệ này. Những thảm lá vàng, lá đỏ hiện diện khắp các khuôn viên, đền chùa làm xao xuyến bao người.
Cả đại lộ Icho Namiki vàng rực bởi những hàng cây bạch quả
Tỉnh Toyama được du khách biết đến với cung đường tuyết Tateyama Kurobe Alpine và khung cảnh hùng vĩ vào mùa xuân xung quanh đập Kurobe. Không chỉ vậy, khi đến đây vào mùa thu, du khách có thể tận hưởng nhiều gam màu khác nhau xung quanh vùng thung lũng này.
Video đang HOT
Cảnh quan mùa thu ở xung quanh đập Kurobe
Cố đô Kyoto luôn nằm trong danh sách những điểm phải đến thưởng ngoạn mùa thu. Từ những ngọn núi hùng vĩ đến những ngôi đền thanh tịnh nằm giữa lòng thành phố, bạn có thể dễ dàng bắt gặp sắc đỏ ở khắp mọi nơi. Ngoài những điểm tham quan quen thuộc thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn như đền Tofukuji, chùa Kyomizu, chùa Vàng, bạn có thể đến đền Jingo trên núi Takao để chiêm ngưỡng một trong những khung cảnh lá đỏ đẹp nhất Nhật Bản.
Du khách thưởng thức bữa trưa trong khung cảnh ngập tràn sắc thu ở đền Jingo
Đúng với tên gọi Momijidani (thung lũng lá đỏ), Công viên Momijidani nằm ở chân núi Miyama, phía sau ngôi đền Itsukushima (một trong ba nơi đẹp nhất Nhật Bản) khoác lên chiếc áo vô cùng rực rỡ vào mùa thu. Từ trên cầu Momiji nhìn ra, một khung cảnh tuyệt đẹp với những chú nai nhỏ bước đi lững thững trong khoảng rừng cây rộng lớn, hơn 100 cây phong khác nhau về sắc đỏ hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn cảm giác ngây ngất.
Công viên Momijidani – một trong những thung lũng lá phong nổi tiếng
Theo trí thức trẻ
Khám phá những con đập gỗ cổ xưa ở đất nước New Zealand
New Zealand là một quốc gia của những hòn đảo, nơi có một hệ thiên nhiên vô cùng đặc sắc và đa dạng. Một trong những nét hấp dẫn đó là những khu rừng cổ thụ với những thân cây cao có tuổi thọ lên đến ngàn năm tuổi.
Ở đất nước xinh đẹp này, có một loài cây thân gỗ to lớn và rất có giá trị về kinh tế, đó là cây thông kauri. Nó đã bị khai thác triệt để từ thời xưa, và được vận chuyển theo các dòng sông, suối qua các con đập gỗ. Ngày nay, những tàn tích còn sót lại từ các con đập này cũng khiến không ít khách du lịch New Zealand cảm thấy tò mò và thích thú khi đến với quốc đảo này.
Một con đập kauri ở New Zealand
Thung lũng Kauaeranga ở đảo Bắc của New Zealand đã từng được bao phủ trong những rừng thông kauri rộng lớn. Cây cối rộng bao la, thẳng. Khi những người Châu Âu đầu tiên đến New Zealand, họ phát hiện ra rằng thân cây thông kauri có thể làm cột và tháp cho những chiếc thuyền buồm vì chất lượng gỗ tương đối tốt của nó. Kể từ đó, Kauri trở thành loại gỗ địa phương được yêu thích bởi các thợ mộc và nhà chế tạo tàu vì độ bền, cứng, thẳng và chịu nước tốt của nó.
Bức ảnh hiếm hoi chụp về con đập từ những năm 1920
Ban đầu, những người định cư đã chặt những cây thông kauri gần biển. Nhưng khi kauri nổi lên như một cây gỗ có giá trị sử dụng cao thì nhu cầu sử dụng loại gỗ này ngày càng gia tăng, các đội thợ mỏ đã di chuyển vào bên trong khu rừng để cưa gỗ thành các tấm cho thị trường địa phương và xuất khẩu. Lô kauri đầu tiên rời New Zealand vào tháng 11 năm 1820.
Gỗ được tập kết gần đập và khi lượng nước đủ, người ta sẽ xả nước ra kéo theo những khúc gỗ
Các khu rừng Kauri thường nằm sâu trong nội địa và rất khó để đưa được những khúc gỗ lớn ra khỏi địa hình đồi núi, vận chuyển trên biển hoặc đưa đến các xưởng xẻ. Do vậy, người ta chỉ còn cách vận chuyển chúng là thả trôi sông suối. Nhưng họ cũng không phải không ít khó khăn vì những cây gỗ rất to, dài và nặng, trong khi những con suối nhỏ và không đủ nước để tuôn xuống. Vì vậy, những người khai thác gỗ đã xây dựng các đập gỗ qua các dòng suối nhỏ và sông để gia tăng khối lượng nước cho quá trình vận chuyển. Một khi đã thu đủ nước, có thể mất một năm hoặc nhiều hơn, một lượng to lớn các khúc gỗ sẽ được quét xuống dòng suối thông qua các đập gỗ này. Trong những năm 1920, có khoảng 28.000 khúc gỗ được được thả trôi theo dòng nước.
Những khung đập còn sót lại, nơi đóng lại ván trượt, chúng có độ bền rất cao mặc dù đã có tuổi đời gần 100 năm
Sự gia tăng đột ngột của các khúc gỗ gây ra sự phá huỷ lớn cho các dòng suối và rừng, nhưng họ buột phải tiếp tục công việc vì cũng không còn cách nào khách để vận chuyển những thân cây gỗ lớn ra khỏi rừng. Do vậy, việc xây dựng các đập là một điều cần thiết lúc bấy giờ và chúng cũng là những kỳ công kỹ thuật ấn tượng, các đập được xây dựng mà không có bản vẽ hoặc tính toán chi tiết, nhưng chúng có thể chịu được áp lực hàng tấn nước.
Một con đập gỗ bên một dòng suối nhỏ
Có khoảng 3.000 chiếc đê chắn sóng đã từng tồn tại khắp New Zealand, những chiếc cuối cùng được xây dựng vào cuối những năm 1930 khi ngành công nghiệp gỗ suy giảm, dần dần những con đập đã bị phân hủy và biến mất và hiện nay chỉ còn lại một vài di tích của ngành công nghiệp phá hoại này.
Chúng được thiết kế tùy theo nằm ở địa hình nào, đâyz là một con đập kauri ở đảo Great Barrier
Các khu rừng kauri tuyệt đẹp đã bao phủ 1,6 triệu ha ở phía bắc của đảo Bắc. Việc khai thác quá mức cộng với hỏa hoạn và lxây dựng các nông trại khiến cho diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, hiện nay chỉ còn khoảng 7.000 ha rừng tự nhiên.
Một nhóm khai thác gỗ ở Kauri vào năm 1840
Việc khai thác gỗ quá mức đã khiến cho các cánh rừng ngày càng bị cạn kiệt, những cây cổ thụ Kauri còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay ở New Zealand.
Đập này nằm trên sông Kopowai, Vịnh Mercury. Cổng đôi được thiết kế để cho nước chảy nhanh chóng và tạo sức mạnh cho việc đẩy các khúc gỗ xuống dưới. Hơn 8 triệu mét khối gỗ kauri đã được lái qua đập này.
Nước tràn bên trái đập tràn bên trái, những khúc gỗ được dồn về phía đập. Khi khoảnh khắc đến, một người đàn ông bám lấy dây và cầm búa đập vào cổng, những tấm ván mở và một dòng nước và những khúc gỗ đổ xuống dưới.
Một cây cổ thụ Kauri còn sót lại
Ngày nay, đến thăm các con đập gỗ này, ắt hẳn du khách tour New Zealand sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước sức sáng tạo của những người khai thác gỗ khi xưa khi xây dựng nên các con đập một cách công phu và tuyệt vời như thế.
Theo trí thức trẻ
Hòn đảo sắc màu ở Ý Burano là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Venetian Lagoon, cách thành phố Venice của Ý chỉ 40 phút đi thuyền. Burano là một làng chài cũ với các các hoạt động đánh bắt cá của Burano bắt đầu từ thời La Mã. Hòn đảo này nổi tiếng với nghệ thuật làm ren và các ngôi nhà nhiều màu sắc, thu hút...