Nhật Bản: Mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hàng không, đường sắt
Tại Nhật Bản, do ảnh hưởng của bão Khanun gây mưa lớn ở khu vực miền Nam, nhiều chuyến bay đã bị hủy, nhiều tuyến đường sắt phải tạm ngừng hoạt động trong ngày 9/8.
Gió mạnh kèm theo mưa do ảnh hưởng của bão Khanun tại Okinawa, Nhật Bản ngày 5/8/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong khi đó, một cơn bão mới được dự báo di chuyển từ hướng Đông đang đe dọa thủ đô Tokyo ngay trước dịp nghỉ Hè ở Nhật Ban.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ban bố cảnh báo mưa lớn và gió mạnh tại nhiều nơi ở miền Tây và miền Nam Nhật Bản, khiến các nhà sản xuất ô tô như Toyota phải ngừng một số hoạt động sản xuất. Công ty đường sắt Tây Nhật Bản cũng đã thông báo tạm ngừng vận hành tuyến tàu Shinkansen tại Kyushu. Thủ tướng Fumio Kishida đã hủy kế hoạch tham dự sự kiện tưởng niệm 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki.
Video đang HOT
JMA dự báo bão Khanun có thể đổ bộ vào đảo Kyushu (Tây Nam), cách thủ đô Tokyo khoảng 858km. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở vùng này đã ở trong tình trạng ngập lụt sau một tuần chứng kiến lượng mưa nhiều tương đương cả tháng.
Bão Khanun đang ở vùng biển phía Nam đảo Kyushu, sau khi quét qua vùng Okinawa (Tây Nam). Bão vẫn duy trì độ mạnh và đang di chuyển với tốc độ chậm bất thường là 6m/h, đồng nghĩa với việc gió và mưa sẽ kéo dài hơn.
Trong khi đó, trận bão mới có tên Lan đang hình thành ở Nam Thái Bình Dương và dự báo sẽ mạnh lên khi di chuyển lên hướng Bắc, ảnh hưởng đến Tokyo vào đầu tuần tới.
Hai trận bão xuất hiện vào đúng thời điểm bắt đầu kỳ nghỉ Obon, cao điểm du lịch mùa Hè ở Nhật Bản, khi nhiều người có kế hoạch rời thành phố để về quê nghỉ dưỡng.
Nhật Bản tiết lộ thời điểm xả nước phóng xạ Fukushima
Nhật Bản đang lên kế hoạch bắt đầu xả nước phóng xạ đã xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 sau khi Thủ tướng Fumio Kishida trở về từ hội nghị thượng đỉnh ba bên với các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc.
Khung cảnh chụp từ trên cao nhà máy Fukushima, Nhật Bản vào tháng 3/2011. Ảnh: AFP
Dẫn các bài viết trên truyền thông địa phương, đài Sputnik cho biết Thủ tướng Kishida dự kiến thảo luận về kế hoạch xả nước phóng xạ với Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol trong hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào ngày 18/8 tại nơi ở của Tổng thống Mỹ ở Maryland, cách thủ đô Washington, D.C. gần 100 km về phía Tây Bắc.
Thủ tướng Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp với các bộ trưởng liên quan của Nhật Bản sau khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh vào ngày 20/8 để ấn định ngày xả nước.
Theo dự định ban đầu, Nhật Bản sẽ bắt đầu xả nước đã được lọc sạch tất cả các hạt nhân phóng xạ trừ tritium ra biển vào mùa xuân 2023. Tuy nhiên, thời hạn đã bị đẩy lùi đến mùa hè năm 2023 do điều kiện thời tiết bất lợi và nhiều yếu tố khác.
Thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra vào ngày 11/3/2011. Nhà máy đã bị hư hại nặng nề bởi trận động đất mạnh 9 độ ở Thái Bình Dương. Cơn địa chấn mạnh đã gây ra một cơn sóng thần lớn ập vào nhà máy và khiến ba lò phản ứng hạt nhân sụp đổ. Vụ tai nạn được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ tai nạn Chernobyl năm 1986 và dẫn đến ô nhiễm đất và nước trên diện rộng. Thảm họa "kép" tại Fukushima đã khiến 22.200 người thiệt mạng và mất tích.
Kế hoạch xả nước phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối từ một số nước trong khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ngày 1/8, Phó Chánh Văn phòng điều phối chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, ông Park Ku-yeon, cho biết nước này và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc họp quan chức cấp vụ khác để thảo luận về các yêu cầu của Seoul liên quan đến kế hoạch của Tokyo xả nước thải bị nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Hai bên đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên tại Nhật Bản hồi tuần trước để thảo luận về các biện pháp tiếp theo sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol đề nghị với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida về việc cử các chuyên gia Hàn Quốc tham gia giám sát việc xả nước thải ở Fukushima.
Trong cuộc họp được tổ chức bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Litva, ông Yoon cũng đề nghị dừng ngay việc xả thải nếu nồng độ phóng xạ trong nước vượt quá mức tiêu chuẩn và yêu cầu Nhật Bản thông báo ngay cho Hàn Quốc.
78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima: Ước vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân Sáng 6/8, đánh dấu 78 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima (Nhật Bản) trong Chiến tranh Thế giới thứ II, thành phố này đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong và gửi đi thông điệp về một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng các quan chức chính...