Nhật Bản mở cửa du lịch đúng dịp vào mùa lá đỏ
Nhật Bản đang vào mùa thu – mùa đẹp nhất năm, khi những tán cây chuyển màu vàng đỏ, khi những cơn gió se lạnh tràn về.
Mùa thu đang về ở Nhật Bản. Ảnh: JNTO
Mùa thu (Aki) ở Nhật Bản thường từ tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm, nhưng năm nay, mùa thu đến muộn hơn, từ đầu tháng 10. Người ta nhận biết thu về khi thấy những tán lá chuyển sắc từ xanh sang vàng, sang đỏ và cảm nhận được chút se lạnh trong không khí. Mùa thu là mùa rực rỡ hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm tại Nhật Bản bởi sự thay đổi màu của cây cối. Những tán lá có màu vàng và đỏ được gọi là “Koyo” còn những chiếc lá phong đỏ thì được gọi là “Momiji”, tạo nên một khung cảnh yên bình đẹp như tranh cho đất nước mặt trời mọc.
Tháng 10 là thời điểm thu đẹp nhất. Ảnh: JNTO
Là đất nước có địa hình trải dài Bắc Nam nên những tán cây ở Nhật Bản không đồng thời chuyển sắc mà tùy từng vùng sẽ có thời điểm thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, độ cao và nhiệt độ vùng đó. Thông thường, nơi đón thu đầu tiên sẽ là đảo Hokkaido, nằm phía cực Bắc; tiếp đến là đảo Honshu, bao gồm các thành phố như Tokyo, Kyoto,… và cuối cùng là hai đảo Kyushu, Shikoku. Lá sẽ đạt đỉnh rực rỡ nhất, đẹp nhất trong khoảng 2 tuần, vì vậy du khách nên sắp xếp lịch trình tùy vào thời điểm lá chuyển sắc của từng khu vực để có chuyến đi tốt đẹp nhất.
Dự báo thời điểm mùa lá đẹp nhất ở Nhật Bản năm 2022. Ảnh: JNTO
Mùa thu cũng là mùa cao điểm du lịch của Nhật Bản, thu hút du khách trong và ngoài nước. Đối với người dân xứ mặt trời mọc, phần lớn họ cho rằng đây là thời điểm đẹp nhất năm, không khí ôn hòa, lý tưởng cho việc du lịch. Người Nhật còn có một thuật ngữ dành riêng cho mùa này: Momijigari. Theo đó, “Momijigari” có nghĩa là “săn lá đỏ” trong tiếng Nhật, chỉ hoạt động ngắm lá mùa thu.
Ngoài ra, du lịch vào mùa này du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động khác như: dã ngoại trong rừng và nhặt hạt dẻ, cắm trại ven sông, trekking,… hay hái các loại quả đặc trưng của mùa thu như lê, hồng.
Những con đường ngập sắc vàng mùa thu. Ảnh: JNTO
Thông báo theo quy định mới nhất của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam, du khách Việt Nam có thể tới Nhật du lịch, dưới dạng tour trọn gói hoặc tự túc. Trước đó, từ ngày 7/9, người Việt nhập cảnh không cần áp dụng các biện pháp phòng dịch nếu đã tiêm đủ ba mũi vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Nhật Bản mở cửa trở lại: Đặt mục tiêu thu về 5 nghìn tỉ yên từ du khách
Nhật Bản chấm dứt một số biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt để thu hút khách du lịch quốc tế tới đất nước này.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn cần khắc phục.
Nhật Bản mở cửa
Nhật Bản mới đây đã mở cửa đón du khách sau hơn hai năm đóng cửa vì đại dịch. Tuy nhiên, hy vọng về sự tăng trưởng và bùng nổ trong ngành du lịch Nhật Bản phải đối mặt với những khó khăn trong bối cảnh các cửa hàng đóng cửa và thiếu nhân công ngành khách sạn.
Từ ngày 11/10, Nhật Bản sẽ khôi phục việc miễn thị thực du lịch đối với hàng chục quốc gia, chấm dứt một số biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất thế giới nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19. Thủ tướng Fumio Kishida tin tưởng rằng du lịch sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế và gặt hái một số lợi ích từ việc đồng yên trượt xuống mức thấp nhất trong 24 năm qua.
Arata Sawa nằm trong số những người háo hức với sự trở lại của khách du lịch nước ngoài, vốn trước đây chiếm tới 90% lượng khách tại nhà trọ truyền thống của anh.
Sawa, chủ sở hữu thế hệ thứ ba của phòng trọ Sawanoya ryokan ở Tokyo cho biết: "Tôi hy vọng và dự đoán rằng sẽ có nhiều người nước ngoài đến Nhật Bản, giống như trước dịch COVID-19".
Hơn nửa triệu du khách đã đến Nhật Bản cho đến nay vào năm 2022, so với con số kỷ lục 31,8 triệu vào năm 2019. Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu 40 triệu du khách vào năm 2020 cùng với Thế vận hội mùa hè cho đến khi sự kiện bị hoãn bởi COVID-19.
Tuần trước, ông Kishida cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu thu hút được 5 nghìn tỷ yên (34,5 tỷ USD) thu từ khách du lịch hàng năm. Nhưng mục tiêu đó có thể là quá tham vọng đối với một ngành đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Theo dữ liệu của chính phủ, số việc làm tại khách sạn đã giảm 22% từ năm 2019 đến năm 2021.
Nhà kinh tế Takahide Kiuchi của Viện nghiên cứu Nomura viết trong một báo cáo: chi tiêu từ du khách nước ngoài sẽ chỉ đạt 2,1 nghìn tỷ yên vào năm 2023 và sẽ không vượt quá mức trước COVID cho đến năm 2025.
Theo tờ Nikkei, chủ tịch Yuji Akasaka cho biết hãng hàng không quốc tế Japan Airlines đã có lượng khách mua vé trong nước tăng gấp 3 lần kể từ khi có thông báo nới lỏng các hạn chế. Mặc dù vậy, nhu cầu du lịch quốc tế sẽ không hồi phục hoàn toàn cho đến khoảng năm 2025, ông nói thêm.
"Thị trấn ma"
Sân bay Narita, sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản cách Tokyo khoảng 70km, vẫn yên tĩnh một cách kỳ lạ, với khoảng một nửa trong số 260 cửa hàng và nhà hàng đóng cửa.
"Nó gần giống như một thị trấn ma", Maria Satherley, 70 tuổi đến từ New Zealand, chỉ tay tại khu vực khởi hành của Nhà ga số 1.
Satherley, có con trai sống ở phía bắc đảo Hokkaido, cho biết cô muốn trở về cùng cháu gái vào mùa đông này nhưng có lẽ sẽ không thể vì đứa trẻ còn quá nhỏ để tiêm phòng - một điều kiện tiên quyết đối với khách du lịch vào Nhật Bản.
"Chúng tôi sẽ đợi cho đến năm sau," cô nói.
Chủ tịch công ty Amina Collection Sawato Shindo cho biết đã đóng cửa 3 cửa hàng đồ lưu niệm tại Narita và không có khả năng mở cửa trở lại cho đến mùa xuân năm sau. Công ty đã phân bổ lại nhân viên và nguồn cung từ sân bay đến các địa điểm khác trong chuỗi 120 cửa hàng trên khắp Nhật Bản khi tập trung vào khách du lịch nội địa trong thời kỳ đại dịch.
Shindo nói: "Tôi không nghĩ sẽ có sự bùng nổ về du khách như trước đại dịch. Các hạn chế phòng dịch vẫn còn khá nghiêm ngặt so với các quốc gia khác."
Nhật Bản vẫn khuyến khích mọi người đeo khẩu trang trong nhà và hạn chế nói to. Nội các nước này đã thông qua việc thay đổi các quy định của khách sạn để họ có thể từ chối những khách không tuân theo các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
Nhiều nhân viên ngành dịch vụ cũng tìm được các công việc có điều kiện làm việc và mức lương tốt hơn trong các lĩnh vực khác trong 2 năm qua, vì vậy việc thu hút họ trở lại có thể khó khăn - một nhà tư vấn cho các công ty du lịch giấu tên cho biết.
Ông nói thêm: "Mọi người đều biết ngành khách sạn có mức lương thấp, vì vậy nếu chính phủ coi du lịch là ngành then chốt thì có lẽ cần phải hỗ trợ thêm tài chính hoặc trợ cấp".
Chính phủ Nhật Bản đang bắt đầu một sáng kiến du lịch nội địa trong tháng này nhằm giảm giá cho phương tiện đi lại và chỗ ở, tương tự như chiến dịch Go To Travel vào năm 2020 trước khi bị hoãn lại do đại dịch COVID-19.
Thị trường lao động bị siết chặt
Theo công ty nghiên cứu thị trường Teikoku Databank, gần 73% khách sạn trên toàn quốc cho biết họ thiếu lao động thường xuyên trong tháng 8, tăng so với khoảng 27% 1 năm trước đó.
Tại Kawaguchiko, một thị trấn ven hồ dưới chân núi Phú Sĩ, các nhà trọ gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự trước đại dịch trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt của Nhật Bản và họ dự đoán hiện tại sẽ có một tình trạng tương tự.
Akihisa Inaba, tổng giám đốc tại khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Yokikan ở Shizuoka, miền trung Nhật Bản, nói: "Sự thiếu hụt lao động sẽ trở nên rõ rệt hơn khi du lịch trong nước quay trở lại. Vì vậy, tôi không chắc chúng tôi có thể quá vui mừng".
Liệu du khách nước ngoài có đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm thông thường khác ở Nhật Bản hay không là một mối quan tâm khác. Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt vẫn phổ biến trong hầu hết các đợt đại dịch, và những lo ngại vẫn còn về sự xuất hiện của các biến thể virus mới.
Sawa, chủ nhà trọ ở Tokyo, cho biết: "Từ khi bắt đầu đại dịch đến nay, chúng tôi chỉ có một vài khách nước ngoài. Khá nhiều người trong số họ đều đeo khẩu trang, nhưng tôi thực sự không chắc liệu những du khách mới có làm như vậy không."
"Dự định của tôi là yêu cầu họ đeo khẩu trang khi ở bên trong tòa nhà," anh nói thêm.
Từ hôm nay, Nhật Bản mở cửa hoàn toàn với du khách Việt Từ ngày 11/10, Chính phủ Nhật Bản chính thức mở cửa du lịch hoàn toàn cho du khách quốc tế, trong đó có Việt Nam, sau thời gian đóng cửa để chống dịch. Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM - ông Watanabe Nobuhiro - cho biết với chính sách mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế, quốc gia này kỳ...