Nhật Bản mở chiến dịch chống rượu và trái cây đạo nhái từ Trung Quốc
Mới đây, Thủ tướng Yoshihide Suga vừa sửa đổi luật bảo vệ sự đa dạng và giống cây trồng Nhật Bản nhằm thắt chặt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quy trình phát triển các hạt giống mới. Đồng thời, chính phủ và các công ty Nhật Bản cũng đang áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn các sản phẩm đạo nhái trái cây và rượu “Made in Japan” từ Trung Quốc.
Theo đó, “Luật sửa đổi sẽ bảo vệ giá trị thương hiệu sản phẩm Nhật Bản” – đây là lời khẳng định từ đại diện Liên đoàn Quốc gia Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản.
Sau khi luật được sửa đổi, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản sẽ công bố danh sách 1.975 loại trái cây và rau quả “Made in Japan”. Các nhà chức trách cấm các công ty Nhật Bản chuyển hạt giống các loại trái cây và rau quả này ra nước ngoài. Trong danh sách đó có nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nổi tiếng như dâu tây Amao, nho Shine Muscat, gạo Yumepirika, khoai lang Beni Haruka,…
Người đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Diện tích canh tác nho Shine Muscat ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với ở Nhật Bản. Hàn Quốc cũng trồng nho Shine Muscat và xuất khẩu sang Đông Nam Á”.Người này còn nói thêm rằng “hàng nhái” của Trung Quốc và Nhật Bản có mức giá rẻ hơn hàng Nhật.
Video đang HOT
Rượu và trái cây xuất xứ từ Nhật Bản đang trở thành nạn nhân của hàng nhái Trung Quốc (Ảnh Nikkei)
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nền nông nghiệp của họ bị thiệt hại 202 triệu USD trong 5 năm qua vì hạt giống trái cây và rau củ bị tuồn ra nước ngoài. Chính quyền Tokyo đặt mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu nông sản tới năm 2030 lên 45,7 tỷ USD.
Các công ty tư nhân Nhật Bản cũng tham gia vào chiến dịch bảo vệ thương hiệu nội địa. EY Japan đang phát triển hệ thống cho phép các công ty sản xuất rượu sake chia sẻ thông tin như xuất xứ, hồ sơ giao hàng với khách hàng nước ngoài. Mục tiêu là giúp người dân phân biệt sản phẩm chính hãng và hàng nhái. Hệ thống này cũng sẽ chia sẻ thông tin về rượu sake, bao gồm thành phần trong rượu, nơi chúng được ủ, nhiệt độ ủ… EY cũng muốn áp dụng hệ thống này với các sản phẩm nông nghiệp khác.
Ngoài ra, rượu whisky Nhật Bản cũng bị các nhà sản xuất Trung Quốc làm giả ồ ạt. Tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Nhà sản xuất rượu Nhật Bản công bố định nghĩa chính thức sản phẩm whisky “Made in Japan”. Rượu whisky Nhật Bản phải được chưng cất tại Nhật Bản, bằng nguồn nước Nhật Bản và được đóng chai trong nước.
Nguyên nhân là do “Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu nhập khẩu rượu whisky từ nước ngoài và gắn mác rượu whisky Nhật Bản để bán”, Chủ tịch Hiệp hội Nhà sản xuất rượu Nhật Bản Hideki Kanda, giải thích.
Nhật Bản sẽ xả nước thải từ Fukushima vào đại dương
Chính phủ Nhật vừa thông qua kế hoạch xả hơn một triệu tấn nước đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào đại dương.
"Chính phủ đã soạn thảo các chính sách cơ bản để xả lượng nước qua xử lý vào đại dương, sau khi đảm bảo mức độ an toàn của nước. Chính phủ cũng sẽ thực hiện nhiều biện pháp để ngăn tổn hại về danh tiếng", Thủ tướng Yoshihide Suga nói hôm nay.
Chính phủ Nhật lập luận kế hoạch này an toàn bởi nước đã được xử lý để loại bỏ tất cả yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ủng hộ kế hoạch, cho rằng nó tương tự quá trình xử lý nước thải của các nhà máy hạt nhân khác trên thế giới.
Khoảng 1,25 triệu tấn nước đã tích tụ tại khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima kể từ sau sự cố do thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, gồm nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm. Lượng nước này được bơm ra và xử lý qua hệ thống lọc.
Các bể chứa nước đã qua xử lý tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở thị trấn Okuma, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Việc xả nước từ nhà máy hạt nhân Fukushima chưa thể bắt đầu trong ít nhất hai năm tới, nhưng khiến nhiều cộng đồng ngư dân địa phương bất bình, vì họ đã mất nhiều năm để khôi phục niềm tin của khách hàng vào hải sản được đánh bắt trong khu vực này.
"Họ từng nói với chúng tôi sẽ không xả nước ra biển nếu không được ngư dân ủng hộ", Kanji Tachiya, người đứng đầu một hợp tác xã thủy sản ở Fukushima, nói. "Chúng tôi không ủng hộ động thái đơn phương phá vỡ cam kết và xả nước vào biển".
Quyết định cũng vấp phải phản đối trong khu vực trước khi được thông qua. Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong ngày 12/4 "lấy làm tiếc về quyết định có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới an toàn của người dân và môi trường trong tương lai".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Nhật Bản "hành động có trách nhiệm" về việc xả nước vào đại dương.
"Để bảo vệ lợi ích cộng đồng quốc tế, cũng như an toàn và sức khỏe của người dân Trung Quốc, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng với phía Nhật Bản thông qua kênh ngoại giao", ông Triệu nói ngày 12/4.
Làn sóng Covid-19 thứ tư đe dọa Nhật Cơ quan y tế Nhật Bản lo ngại biến thể nCoV mới gây đợt bùng phát dịch thứ tư khi còn 109 ngày nữa là tới Olympic Tokyo. Biến thể chưa xác định chứa đột biến E484K, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Hiện chúng chưa lây lan quá rộng ở Nhật Bản. Khu vực ảnh hưởng nhiều nhất là Osaka....