Nhật Bản: Mâu thuẫn giữa ký ATT và bỏ 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí
Ngày 25-2, nội các Nhật Bản đã thông qua một dự luật để phê chuẩn Hiệp ước buôn bán vũ khí (ATT) của Liên Hợp Quốc, nhằm kiểm soát việc buôn bán các loại vũ khí thông thường.
Hiệp ước này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hôm 2-4-2013, là công ước quốc tế đầu tiên quy định việc buôn bán các loại vũ khí thông thường như tàu chiến, xe tăng, máy bay trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu và vũ khí hạng nhẹ.
Hiệp ước sẽ có hiệu lực khi được 50 quốc gia phê chuẩn trong khi đến nay mới có 11 nước phê chuẩn hiệp ước này.
Những quốc gia tham gia Hiệp ước buôn bán vũ khí sẽ bị cấm xuất, nhập khẩu hay môi giới các hợp đồng vũ khí, nếu những loại vũ khí đó có nguy cơ bị sử dụng cho mục đích khủng bố hay diệt chủng, hoặc thương vụ đó vi phạm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Việc phê chuẩn diễn ra sau gần một năm Nhật Bản ký Hiệp ước này vào tháng 6-2013. Sau khi thông qua, nội các Nhật Bản sẽ trình lên Thượng viện để phê chuẩn dự kiến trước kỳ nghỉ tháng 6 năm nay.
Video đang HOT
Các loại vũ khí công nghệ cao của Nhật được rất nhiều nước ưa chuộng
Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt nghi vấn liệu việc phê chuẩn hiệp ước này có phù hợp với quyết tâm của Thủ tướng Shinzo Abe xem xét lại chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí của nước này hay không.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đã nhiều lần bày tỏ ý định phá bỏ “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” do chính tay họ soạn thảo tháng 4/1967. Tokyo dự định làm việc này để có thể xuất khẩu những vũ khí hàng đầu của họ như tàu ngầm AIP, thủy phi cơ US-2, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 cho các đối thủ để kiềm chế Trung Quốc.
Ngoài lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, phá bỏ 3 nguyên tắc này cũng cho phép Nhật được tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu, phát triển vũ khí với các đối tác khác.
Theo ANTD
Ai Cập bất ngờ "thay máu" toàn bộ chính phủ
Nội các lâm thời Ai Cập bất ngờ từ chức, nhiều khả năng sẽ mở đường cho tư lệnh quân đội ra ứng cử chức tổng thống.
Chính phủ lâm thời Ai Cập được quân đội hậu thuẫn do Thủ tướng Hazem el-Beblawi đứng đầu đã bất ngờ tuyên bố từ chức trong một "cuộc thay máu" toàn diện sau khi bị chỉ trích mạnh mẽ về khả năng điều hành kinh tế yếu kém.
Theo trang mạng Abrham của Ai Cập, nhiều khả năng Tổng thống Adly Mansour sẽ chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Beblawi và yêu cầu Bộ trưởng Nhà ở Ibrahim Mahlab đứng ra thành lập chính phủ mới.
Ông Beblawi và nội các của mình đã bị chỉ trích vì đã thông qua một đạo luật đầy tranh cãi về mức lương tối thiểu, gây nên những cuộc đình công lớn trong cả nước.
Thủ tướng lâm thời Ai Cập Hazem el-Beblawi bất ngờ tuyên bố từ chức
Trong một bài phát biểu ngắn trên truyền hình, ông Beblawi cho biết chính phủ non trẻ của ông được thành lập sau khi cựu Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ hồi năm ngoái đã "rất nỗ lực" nhưng không thể giải quyết hết các vấn đề an ninh, tháo gỡ những khó khăn về kinh tế và bất ổn chính trị.
Bản thân ông Beblawi cũng bị các phương tiện truyền thông chỉ trích mạnh mẽ vì không ngăn chặn được nền kinh tế đang lao dốc và không thể đoàn kết các nhân vật thân cận của mình.
Nhiều người cho rằng động thái này là một bước đệm tạo điều kiện cho Tư lệnh quân đội Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ứng cử vào vị trí tổng thống. Với vị thế là một nhân vật đầy quyền lực và ảnh hưởng, ông El-Sisi nhiều khả năng sẽ giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử vào giữa tháng Tư tới đây.
Nhiều khả năng Tư lệnh quân đội Ai Cập El-Sisi sẽ ra ứng cử chức tổng thống
Trong khi đó, sự trừng phạt đối với các lực lượng chống đối vẫn tiếp diễn. Một tòa án tại thủ đô Cairo mới đây đã ra phán quyết coi Anh em Hồi giáo là một chổ chức khủng bố, một động thái ủng hộ tuyên bố tương tự của Chính phủ lâm thời vào tháng 12 năm ngoái.
Phản ứng lại phong trào biểu tình của sinh viên tại các trường đại học, chủ yếu là những người ủng hộ tổ chức Anh em Hồi giáo, tòa án trên cũng đã ra phán quyết rằng lực lượng cảnh sát có thể sẽ được triển khai vô thời hạn trong các khuôn viên đại học, đi ngược lại với một lệnh cấm triển khai lực lượng năm 2010.
Tuần trước, một đạo luật khác đã được sửa đổi nhằm cho phép hiệu trưởng các trường đại học có thể đuổi học sinh viên nếu họ quấy nhiễu các khóa học và kỳ thi, phá hoại các cơ sở vật chất, tấn công người khác, kích động và tham gia các hoạt động bạo lực. Những người ôn hòa và cánh Tả dự kiến sẽ phá vỡ lệnh cấm này bằng các cuộc biểu tình không được cho phép vào hôm nay nhằm kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Cuộc tập hợp lực lượng này sẽ diễn ra trên cầu mùng 6 tháng 10, tuyến đường chính nối thủ đô Cairo và sông Nile.
Theo Khampha
Thủ tướng Ý từ chức Thủ tướng Ý Enrico Letta ngày hôm qua (13/2) tuyên bố sẽ đệ đơn từ chức trong ngày hôm nay, sau khi đảng của ông quyết định thay đổi thành phần chính phủ. Người thay thế ông sẽ là Matteo Renzi, người vừa đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ. Ông Letta khẳng định sẽ đệ đơn từ chức lên Tổng thống Giorgio...