Nhật Bản loay hoay với bài toán thực phẩm từ Fukushima
Chính phủ Nhật Bản luôn tìm cách thuyết phục người tiêu dùng rằng thực phẩm từ tỉnh Fukushima – nơi đã xảy ra thảm họa nêu trên, là an toàn.
Fukushima hồi sinh sau thảm họa động đất – sóng thần. Ảnh: TTXVN
Chỉ còn hơn 8 tháng nữa Olympic mùa Hè 2020 sẽ chính thức khởi tranh tại Nhật Bản. Một trong những lý do Tokyo quyết tâm đăng cai sự kiện này là nhằm chứng minh sự hồi sinh của các khu vực vốn bị ảnh hưởng bởi “thảm họa kép” hạt nhân và sóng thần năm 2011.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ Nhật Bản luôn tìm cách thuyết phục người tiêu dùng rằng thực phẩm từ tỉnh Fukushima – nơi đã xảy ra thảm họa nêu trên, là an toàn. Không những thế, thực phẩm từ tỉnh này còn được lựa chọn để cung cấp phục vụ cho các đoàn thể thao quốc tế tới tham dự Olympic 2020.
Video đang HOT
Theo ông Shigeyuki Honma, một quan chức thuộc Sở nông – lâm nghiệp ở tỉnh này, cho biết: “ Khu vực Fukushima đã lên danh sách các loại thực phẩm từ 187 nhà sản xuất, và chỉ đứng sau tỉnh Hokkaido về chất lượng và phạm vi sản phẩm. Fukushima muốn phục vụ các vận động viên gạo, trái cây, thịt bò và rau củ do tỉnh này sản xuất”.
Kể từ sau khi xảy ra thảm họa nêu trên, Chính phủ Nhật Bản đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực phẩm từ Fukushima để chứng minh rằng các sản phẩm này tuyệt đối an toàn. Nhật Bản cho phép tồn tại tối đa 100 becquerel phóng xạ caesium trong mỗi kg thực phẩm (Bq/kg).
Trong khi đó, EU đặt mức 1.250 Bq/kg và Mỹ là 1.200 Bq/kg. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, cơ quan chức năng Nhật Bản đã kiểm tra 9,21 triệu bao gạo, 2.455 mẫu trái cây và rau củ, 4.336 miếng thịt và 6.187 con cá đánh bắt từ đại dương, song không ghi nhận trường hợp nào có mức phóng xạ caesium vượt quá giới hạn cho phép.
Hiện vẫn còn 22 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn duy trì hạn chế đối với việc nhập khẩu một số hoặc tất cả sản phẩm từ Fukushima, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Đoàn thể thao Hàn Quốc thậm chí còn đề cập khả năng tự mang theo bếp và thức ăn riêng tới Olympic 2020./.
Theo bnews.vn
Vụ thử bom H của Triều Tiên mạnh gấp 17 lần bom nguyên tử Little Boy?
Dù gấp 17 lần so với bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima, nhưng vụ thử bom H của Triều Tiên vẫn khá nhỏ so với loại bom H mà Mỹ từng thử nghiệm.
Các ước tính ban đầu về vụ thử vũ khí nhiệt hạch (bom H) của Triều Tiên ngày 3/9/2017 cho thấy sức nổ là khoảng 50-70 kiloton. Một số báo cáo sau đó đánh giá sức nổ của nó lên tới 400 kilotons.
Vụ thử bom H của Mỹ năm 1953. Ảnh: Nuclear Test
Tuy nhiên, ước tính dựa trên sự thay đổi ghi nhận được từ hình ảnh vệ tinh của Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã nâng mức đánh giá về sức nổ của quả bom lên tới 245-271 kiloton. Con số này gấp 17 lần quả bom "Little Boy" mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima tháng 8/1945.
Đối với một quả bom H, thì con số đánh giá mới nhất vẫn vẫn nhỏ hơn nhiều so với loại bom H mà Mỹ từng thử nghiệm. Vụ thử bom H lần đầu tiên của Mỹ là năm 1952 có sức nổ 10,2 megaton, gấp gần 700 lần so với bom nguyên tử Little Boy.
Một nhóm các nhà khoa học do Tiến sỹ K. M. Sreejith của Trung tâm ứng dụng không gian, thuộc ISRO đã đăng tải phát hiện này hồi tháng trước trên Tập chí Khoa học.
"Radar có nền tảng vệ tinh là công cụ rất hữu ích để đo lường những thay đổi trên bề mặt Trái đất và cho phép chúng ta ước tính địa điểm và tác động của các vụ thử hạt nhân trong lòng đất", ông Sreejith nói trong buổi họp báo ngày 14/11.
Vệ tinh đo được sự dịch chuyển của bề mặt ngọn núi Mantap khoảng vài mét bên trên nơi xảy ra vụ nổ. Theo ước tính từ dữ liệu mới, vụ nổ được tiến hành ở vị trí khoảng 540m bên dưới đỉnh núi và đã tạo ra một lỗ hổng bên trong núi với bán kính khoảng 66m.
Dù vụ nổ được tiến hành sâu dưới lòng đất, như vẫn thường được thực hiện hàng chục năm qua nhằm thu hẹp nhất khả năng rò rỉ phóng xạ, tuy nhiên, rò rỉ phóng xạ đã được ghi nhận sau vụ nổ năm 2017 và thậm chí từng có lo ngại ngọn núi có thể sập và khiến các vật liệu phóng xạ bên trong lòng núi sẽ thoát ra ngoài./.
Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
Nga bắt đại tá, đại úy hải quân Mỹ gần nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hạt nhân 3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt ở gần khu thử nghiệm quân sự tuyệt mật, nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn hồi tháng 8 gây rò rỉ phóng xạ. 3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt khi đang ngồi trên tàu đến thị trấn xảy ra rò rỉ phóng xạ ở Nga. Theo Daily Star, 3 người này bị...