Nhật Bản lo ngại hợp tác quân sự Nga Trung
Ngoại trưởng Nhật Bản cùng hàng chục bộ trưởng từ các nước thuộc EU và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã tham gia một cuộc họp ở Thụy Điển ngày 13/5.
Trung Quốc và Nga không được mời tham gia sự kiện này.
Trong một cuộc họp ngày 13/5, Ngoại trưởng Nhật Bản bày tỏ lo ngại về sự hợp tác quân sự Nga – Trung. Ảnh: Sibcon
Video đang HOT
Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 13/5 bày tỏ lo ngại về sự hợp tác quân sự của Nga và Trung Quốc ở châu Á, đồng thời cho rằng tình hình an ninh châu Âu không thể tách rời khỏi khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương kể từ xung đột ở Ukraine.
“Trung Quốc và Nga đang tăng cường hợp tác quân sự, bao gồm các chuyến bay chung của máy bay ném bom 2 nước và các cuộc tập trận hải quân chung ở vùng lân cận Nhật Bản”, ông Hayashi nói.
Ngoài lo ngại về sự hợp tác Nga – Trung, ông Hayashi cho rằng: “Kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, tình hình an ninh ở châu Âu và khu vực Thái Bình Dương là không thể tách rời”.
Một số quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan, đã kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine.
“Tất cả chúng ta đều cố gắng giải quyết vấn đề này theo nhiều cách khác nhau”, Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar chia sẻ. “Tôi nghĩ một bài học mà chúng tôi học được là xung đột tràn lan không bao giờ là giải pháp. Chúng tôi muốn chiến sự và xung đột chấm dứt để mọi người có thể quay trở lại xây dựng cuộc sống thay vì hủy hoại thêm nhiều sinh mạng”.
Ngoại trưởng các nước G7 thảo luận nhiều vấn đề nóng toàn cầu
Trong 3 ngày nhóm họp tại Karuizawa, miền Trung Nhật Bản, Ngoại trưởng 7 nước có nền công nghiệp phát hiển hàng đầu (G7) thảo luận nhiều vấn đề nóng trong bối cảnh những thách thức hiện nay đang đe dọa sự đoàn kết của nhóm.
Chiến sự tại Ukraine là vấn đề phủ bóng ngày họp thứ hai của các Ngoại trưởng G7 diễn ra ngày 17/4. Trong khi tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine, các nhà ngoại giao hàng đầu của G7 đã nhất trí cam kết "tăng cường, phối hợp và thực thi đầy đủ" các bước trừng phạt đối với Nga, trang Mainichi của Nhật Bản trích tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho hay. Theo đó, các quan chức ngoại giao G7 "đồng ý tăng cường phối hợp để ngăn chặn và đáp trả việc trốn tránh các biện pháp trừng phạt, cũng như cung cấp vũ khí của bên thứ ba cho Nga".
Trong phát biểu khai mạc cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhấn mạnh, G7 muốn thể hiện "quyết tâm mạnh mẽ" trong duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. "Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đứng trước một bước ngoặt lịch sử, chúng tôi sẽ kiên quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, bao gồm cả hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, cũng như mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của nước này", Ngoại trưởng Hayashi, người chủ trì cuộc họp, cho biết.
Ngoại trưởng các nước G7 nhóm họp tại Nhật Bản. Ảnh Getty Images
Tuyên bố này của các ngoại trưởng G7 được đưa ra trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine vẫn diễn ra phức tạp. Nhóm G7, bao gồm các nước Anh, Canada, Đức, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ, cùng với Liên minh châu Âu, gần đây đã lên án tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng trước rằng Moscow có thể sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới nước đồng minh là Belarus. Cuộc chiến Ukraine đã kéo dài hơn một năm, trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc có thể cung cấp hỗ trợ quân sự cho Nga, mặc dù Bắc Kinh đã bác bỏ những tuyên bố này. Iran cũng bị cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga để sử dụng trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Trước đó, trong ngày đầu tiên nhóm họp, các quan chức ngoại giao G7 đã thảo luận về an ninh năng lượng và lương thực, cũng như tăng cường cam kết với các quốc gia Nam bán cầu, theo Japan Times. Ngoại trưởng Hayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc G7 tăng cường hợp tác với các quốc gia khác ở Nam bán cầu, trong đó có nhiều quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ, giữ quan điểm trung lập về cuộc xung đột ở Ukraine và kiềm chế không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Các nước đang phát triển đặc biệt phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh và các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt, điển hình là giá lương thực và năng lượng tăng cao. Nga là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc, dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới trong khi Ukraine là nhà sản xuất lúa mì và ngô lớn.
Cũng trong ngày đầu nhóm họp, các Ngoại trưởng cũng đã lên án mạnh mẽ hàng loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, nhấn mạnh rằng các vụ phóng này đã được tiến hành với "tần suất chưa từng có và theo cách chưa từng có". Tuần trước, Triều Tiên đã thử nghiệm thứ mà họ nói là một tên lửa đạn đạo liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn mới được cho là có khả năng mang một quả bom hạt nhân tới hầu hết nếu không muốn nói là toàn bộ lục địa Mỹ. Vụ phóng thử này đã gây lo ngại cho Nhật Bản, khiến chính phủ phải nhanh chóng đưa ra cảnh báo J-Alert hiếm hoi cho người dân ở Hokkaido tìm nơi trú ẩn ngay lập tức. Mối quan ngại ngày càng gia tăng sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây kêu gọi tăng cường các năng lực "thực tế và tấn công hơn" cũng như mở rộng và tăng cường "sự răn đe chiến tranh" - một uyển ngữ cho kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đáp lại, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã tăng cường hợp tác an ninh song phương và ba bên, bao gồm các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa hiếm hoi có sự tham gia của cả ba nước ở Biển Nhật Bản ngày 17/4. Các cuộc tập trận này diễn ra khi Mỹ và Hàn Quốc khởi động cuộc tập trận không quân phối hợp quy mô lớn cùng ngày với sự tham gia của khoảng 110 máy bay.
Theo giới quan sát, vai trò chủ nhà của Nhật Bản - thành viên châu Á duy nhất của G7 - tạo cơ hội để thảo luận về hành động phối hợp của nhóm với Trung Quốc. Trong "bữa tối làm việc" hôm 16/4 với những người đồng cấp, Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về nhiều thách thức toàn cầu mà sự tham gia của Bắc Kinh được coi là rất quan trọng, nói thêm rằng các quốc gia bên ngoài nên tiếp tục "tạo mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định, đồng thời trực tiếp bày tỏ mối quan ngại và kêu gọi Trung Quốc hành động như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế". Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao G7 cũng đang tìm cách giải quyết lập trường hung hăng hơn gần đây của Trung Quốc ở Đông Bắc Á. Trung Quốc gần đây tăng cường các cuộc diễn tập quân sự với hàng loạt máy bay và tàu chiến tại khu vực Eo biển Đài Loan. Bắc Kinh cũng đã nhanh chóng bổ sung các đầu đạn hạt nhân, đưa ra đường lối cứng rắn hơn trong tuyên bố chủ quyền của mình đối với Biển Đông và vẽ ra một kịch bản đối đầu tiềm tàng, theo hãng tin AP.
Dự kiến một tuyên bố chung sẽ được đưa ra vào ngày 18/4, ngày họp cuối cùng của các Ngoại trưởng G7, tạo nền tảng cho các cuộc thảo luận liên quan sẽ được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào tháng tới.
Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 31/3 thông báo Ngoại trưởng nước này Yoshimasa Hayashi sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 1 - 2/4 tới. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nhật Bản đến Trung Quốc kể từ tháng 12/2019. Theo kế hoạch, ông Hayashi sẽ hội đàm...