Nhật Bản lo ngại hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông gây bất ổn khu vực
Nhật Bản lo ngại quyết định của Trung Quốc thành lập cái gọi là khu Tây Sa và khu Nam Sa sẽ làm dấy lên bất ổn trong khu vực.
Đêm 21/3, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, trong đó có nội dung liên quan đến Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu (trái) và đngười đồng cấp Trung Quốc, ông Vương Nghị. Ảnh: NHK
Trong cuộc điện đàm diễn ra khoảng một giờ theo đề xuất của phía Trung Quốc, Ông Motegi đã đề cập tới việc gần đây Trung Quốc thông qua quyết định thành lập cái gọi là khu Tây Sa và khu Nam Sa [ trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV], đồng thời truyền đạt lập trường lo ngại của Nhật Bản trong vấn đề này, và cho rằng hành động nêu trên sẽ làm dấy lên bất ổn trong khu vực.
Liên quan đến hành vi mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại biển Hoa Đông, khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Bộ trưởng Ngoại giao Motegi cũng đã kháng nghị trực tiếp lên Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Ngoài ra, hai bên cũng đã trao đổi về đại dịch Covid-19, hợp tác giữa hai bên trong vấn đề xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế bao gồm khẩu trang, hỗ trợ các nước phát triển trong tình hình dịch bệnh đang lan rộng ra trên toàn thế giới.
Gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành vi khiêu khích tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Tại khu vực Biển Hoa Đông, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là hành vi khiêu khích mang tính quân sự đối với khu vực biển Hoa Đông, đặc biệt, trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19./.
Bùi Hùng
Trung Quốc ngang ngược lập 2 huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
CGTN đưa tin chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 18/4, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đưa tin về 2 huyện vừa được thành lập là Tây Sa và Nam Sa.
Tây Sa và Nam Sa là cách Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
2 huyện này trực thuộc cái được gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc dựng lên từ tháng 7/2012 nhằm thực hiện kế hoạch kiểm soát Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo CGTN, Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và các vùng biển xung quanh, chính quyền huyện này đặt ở đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam).
Trong khi đó, Nam Sa quản lý quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển xung quanh và chính quyền huyện này đặt trên đá Chữ Thập.
Đảo Phú Lâm và đá Chữ Thập đều là các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Video: Gạc Ma - bài học chủ quyền trên biển Đông
Bất chấp mùa dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang các hành động ngang ngược trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần lên tiếng chỉ trích động thái triển khai các thiết bị quân sự trái phép của Trung Quốc tại các đảo Bắc Kinh bồi đắp và xâm lấn trái phép thuộc Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo trên Biển Đông này.
Ngày 26/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, mọi hoạt động tại 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam".
SONG HY
Nhật Bản nói Trung Quốc "thiếu đạo lý" khi xâm nhập biển Hoa Đông Nhật Bản cho rằng trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19, việc Trung Quốc xâm nhập biển Hoa Đông là hành động "thiếu đạo lý". Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, hôm nay (18/4), 4 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm phạm khu vực quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật Bản hay Điếu...