Nhật Bản ký hợp đồng mua 5 “Chim ưng biển” đầu tiên của Mỹ
Ngày 14-7, Lầu Năm Góc công bố, Nhật Bản đã đồng ý chi 332,5 triệu USD để mua 5 chiếc máy bay cánh quạt nghiêng V-22 của liên danh Bell-Boeing, hoàn tất thương vụ quốc tế đầu tiên đối với dòng máy bay “ Chim ưng biển” (Osprey) này.
Theo thông báo hồi tháng 5-2015 gửi Quốc hội của Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng Lầu Năm Góc (DSCA), đây là lô đầu tiên trong tổng số 17 chiếc máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey và 40 động cơ Rolls Royce mà Nhật Bản có kế hoạch mua trong những năm tới với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD.
Vào thời điểm đó, DSCA cho biết, thương vụ đề xuất này sẽ giúp Nhật Bản hiện đại hóa phi đội máy bay vận tải và tăng cường khả năng tiến hành các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, và hỗ trợ các hoạt động đổ bộ.
Máy bay vận tải cánh quạt nghiên MV-22 Osprey của Mỹ
Video đang HOT
Bell-Boeing, một liên danh chiến lược giữa công ty trực thăng Bell và tập đoàn Boeing, cho biết thỏa thuận này sẽ cho phép Nhật Bản có khả năng vận chuyển người và hàng hóa đến những khu vực xa xôi không có đường băng.
Hiện tại, quân đội Mỹ đang triển khai 24 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng CV-22 Osprey (phiên bản của không quân, phân biệt với phiên bản MV-22 của hải quân đánh bộ Mỹ) tại Nhật Bản. Tất cả đều đang được bố trí tại căn cứ hải quân Mỹ Futenma ở tỉnh Okinawa.
Máy bay trực thăng V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển.
Phiên bản “Chim ưng biển” được nêu trong thông báo gửi quốc hội của DSCA là MV-22B Block C đã được biên chế cho lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ.
So với các phiên bản trước, phiên bản này được trang bị một radar thời tiết, hệ thống kiểm soát môi trường cải tiến, một hệ thống tác chiến điện tử nâng cấp (bao gồm các thiết bị gây nhiễu và pháo sáng để đối phó với các mối đe dọa đất đối không và không đối không, màn hình hiển thị buồng lái nâng cấp và màn hình hiển thị cabin hậu.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Nga: Việt Nam chưa mua tàu hộ vệ Sigma
Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9.
Theo quan chức Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua tàu hộ vệ Sigma của hãng Damen, Hà Lan mà thay vào đó, tiếp tục mua Gepard 3.9.
Quyết định về việc có tiếp tục mua thêm một cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ ba hay không, sẽ được Hải quân Việt Nam đưa ra sau khi cặp tàu Gepard thứ hai được bàn giao vào khoảng năm 2017, TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết hôm 16/6.
"Vấn đề này sẽ được quyết định sau khi bàn giao cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai được hoàn thành vào năm 2017 cùng với việc chuyển giao chiếc tàu thứ tư", nguồn tin giấu tên cho biết bên lề diễn đàn quân đội Army-2015 đang diễn ra ở thủ đô Moscow (Nga).
Mô hình tàu hộ vệ Sigma 9814 dành cho Việt Nam được Damen giới thiệu tại một triển lãm.
Quan chức giấu tên này cũng lưu ý rằng, các nhà chức trách Việt Nam sẽ chờ cho đến khi cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai được bàn giao để tổ chức hội đàm về một hợp đồng mua tàu hộ tống mới. Theo nguồn tin này, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua các tàu hộ vệ Sigma của Hà Lan.
"Điều đó cho chúng ta một sự lạc quan", nguồn tin nói và bày tỏ hy vọng sẽ vượt mặt được nhà thầu Damen của Hà Lan để tiếp tục cung cấp cho Hải quân Việt Nam một cặp tàu Gepard 3.9 thứ ba. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu Việt Nam mua tàu chiến Sigma của Hà Lan thì sẽ không mua thêm Gepard 3.9 của Nga và ngược lại.
Trước đó, Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk AM. Gorky, ông Renat Mistahov cho biết hôm 15/6 rằng, hai tàu hộ tống Gepard 3.9 chế tạo cho Việt Nam đã sẵn sàng 62% (tàu 956) và 48% (với tàu 957). Tại xưởng nhà máy, cả hai con tàu đang được lắp đặt các hệ thống vũ khí cần thiết. Tuy nhiên, việc lắp đặt các động cơ tuabin khí tạm thời "bỏ ngỏ" do phía đối tác Ukraine dừng cung cấp.
Nhà máy Zelenodolsk AM. Gorky nói rằng họ sẽ nhận được các động cơ mới cho cặp tàu Gepard 3.9 của Việt Nam vào tháng 9 tới, đây cũng là nguyên nhân chính khiến kế hoạch bàn giao tàu phải lùi lại một năm (2016 và 2017) chuyển sang 2017 và 2018.
Theo báo Đất Việt
Tổng thống Poroshenko: Ukraine mua vũ khí của 11 nước EU Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua 13/3 tuyên bố nước này đã ký hợp đồng mua vũ khí, bao gồm cả vũ khí sát thương, với tổng cộng 11 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. (Ảnh: IB Times) "Hiện chúng tôi đã có những hợp đồng vũ khí đã được ký kết, trong đó...