Nhật Bản không thể chống chọi nếu Triều Tiên tấn công?
Không chỉ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang rất cần tới sự hỗ trợ của Mỹ để phòng thủ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, các quan chức quân sự nước này nói với Reuters.
Hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản
Tokyo và Bình Nhưỡng đã bước vào một cuộc chạy đua vũ trang từ năm 1998 khi Triều Tiên bắn một tên lửa vào Nhật Bản. Các vụ thử tên lửa thành công gần đây của Triều Tiên đã khiến cuộc chạy đua vũ trang có khả năng kéo dài gần 2 thập kỉ, trong đó Tokyo không thể chắc chắn mình có thể chống lại một cuộc tấn công tên lửa của Bình Nhưỡng mà không cần sự giúp đỡ của Mỹ, các nguồn tin quân sự nói với Reuters.
Dưới thời nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, Triều Tiên đã phóng thử nghiệm 21 tên lửa đạn đạo từ đầu năm đến nay, một số lượng chưa từng có, đe các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
“Họ tiến bộ nhanh hơn dự kiến”, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nhật Bản cho biết. “Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện tại của chúng tôi chỉ có giới hạn”, ông nói thêm và yêu cầu ẩn danh vì không có quyền trả lời báo chí.
Kế hoạch nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Nhật Bản dự kiến bắt đầu sớm nhất vào tháng 4 năm sau. Và việc triển khai các hệ thống mới nhằm tiêu diệt đầu đạn phải mất nhiều năm mới hoàn thành.
Nhật sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên
Kế hoạch này bị hạn chế bởi các kế hoạch sản xuất và ngân sách chặt chẽ của Nhật Bản. Vì thế, thay vào đó, nước này có thể sẽ phải dựa dẫm nhiều hơn vào đồng minh Mỹ để phòng vệ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên, các nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
“Lựa chọn duy nhất của chúng tôi bây giờ có thể là dựa vào Mỹ để ngăn chặn các cuộc tấn công”, một nguồn tin khác của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) tiết lộ.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Chỉ huy Gary Ross, nói rằng Mỹ gần đây đã tái khẳng định cam kết “kiên định và cứng rắn” của mình để bảo vệ cả Hàn Quốc và Nhật Bản, “được đảm bảo bởi tất cả khả năng quân sự của Mỹ bao gồm các khả năng thông thường, hạt nhân và phòng thủ tên lửa”.
“Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ Hàn Quốc và những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ của họ chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, Ross nói trong một bài phỏng vấn qua email.
Thành viên của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản canh gác gần hệ thống tên lửa PAC-3
Hiện tại, Nhật Bản đang phải phòng thủ bằng một lực lượng đang suy giảm. Nước này có 4 tàu khu trục Aegis, mỗi tàu trang bị 8 tên lửa SM-3. Tuy nhiên, 2 trong số 4 tàu đang được bảo trì, nên chỉ có 2 tàu sẵn sàng trông chừng các tên lửa của Triều Tiên, một nguồn tin khác của SDF nói với Reuters.
Các mối đe dọa từ Triều Tiên “xuất hiện đúng thời điểm chúng tôi phải đối mặt với sự suy giảm đội tàu Aegis “, ông nói. “Hợp tác với các tàu Aegis của Mỹ triển khai tại Nhật Bản là rất quan trọng.”
Đến tháng 3 năm 2019, Nhật Bản dự định sẽ có 8 tàu Aegis, nhưng do đào tạo và bảo trì, chỉ có 2 tàu có thể tuần tra thường xuyên cùng lúc.
Trước khi các vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra, trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở khu vực, Mỹ đã tăng số lượng tàu Aegis của nước này từ 7 lên 10 tàu trong vòng 2 năm qua.
Theo Danviet
Philippines chuyển hướng sang TQ, Mỹ "toát mồ hôi"
Tổng thống Philippines gần đây thể hiện rõ sự quan tâm với Trung Quốc, điều có thể đe dọa đến lợi ích của nước Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
Khi 2.000 nhân viên vũ trang của Mỹ và Philippines cùng tập trận vào tuần này, có thể đây sẽ là cuộc tập trận cuối cùng giữa hai nước đồng minh lâu năm.
Tờ ABC News đưa tin Philippines đang cân bằng mối quan hệ giữa Mỹ, đồng minh quân sự lớn nhất, và Trung Quốc, cường quốc đang nổi lên trong khu vực.
"Tôi sẽ duy trì liên minh quân sự với Mỹ... Nhưng tôi cũng sẽ sẽ thành lập những liên minh mới về thương mại", Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói gần đây. "Chúng ta đang lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận mà Trung Quốc không mong muốn. Tôi sẽ thông báo ngay bây giờ rằng đây sẽ là cuộc tập trận cuối cùng giữa Philippines và Mỹ".
Đồng thời, ông Duterte kêu gọi chấm dứt các cuộc tuần tra của Philippines ở Biển Đông ngoài giới hạn 12 hải lý, cũng như ngừng tuần tra chung với Mỹ ở vùng biển tranh chấp. "Tôi không muốn đất nước của tôi tham gia vào một hành động thù địch", ông nói ngày 13.9.
Ông Duterte kêu gọi ngừng tuần tra chung với Mỹ ở vùng biển tranh chấp (Ảnh: Reuters)
Chỉ vài tháng trước, Mỹ và Philippines đã rất "phấn chấn" trước phán quyết của Tòa án Quốc tế ở The Hague, khẳng định Trung Quốc không có chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông và chỉ trích sự phá hoại môi trường của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Duterte đã khiến nhiều nhà hoạt động trong nước thất vọng trước sự "nhu nhược" về các vấn đề Biển Đông. Theo báo ABC News, Tổng thống Philippines có rất ít lựa chọn.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không thúc giục Bắc Kinh thực hiện theo phán quyết của tòa án tại hội nghị thượng đỉnh gần đây, và các thành viên chưa thể thống nhất quan điểm ủng hộ Philippines trên Biển Đông. Ông Duterte không thể chỉ dựa vào Mỹ để hỗ trợ quân sự trên Biển Đông, theo chuyên gia an ninh Matthew White, một nhà tư vấn cho doanh nghiệp và chính phủ ở Manila.
Ông Duterte đang quay hướng sang Trung Quốc và Nga. Ông muốn thảo luận về việc mua vũ khí và tìm cách đàm phán song phương về các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hoan nghênh sự thay đổi về phương hướng của Philippines và gần đây nói rằng quan hệ Trung Quốc-Philippines đang "trong một bước ngoặt mới".
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hoan nghênh sự thay đổi về phương hướng của Philippines
Tuy hầu hết các nhà phân tích không nhìn thấy phương pháp nào trong "sự điên rồ" của ông Duterte, có vẻ như ông không hề hành động mà không có lý do. Theo ABC News, Tổng thống Philippines có thể đang tận dụng các động thái ủng hộ Trung Quốc như một đòn bẩy.
Theo nhà phân tích chính trị Richard Heydarian, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Philippines "không là gì" so với hàng tỷ USD hỗ trợ cho các nước như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
"Có một cảm giác như Philippines bị lãng quên và lòng trung thành của họ không được trân trọng. Vì vậy, ông Duterte đang thể hiện họ có một chính sách đối ngoại độc lập hơn và đa dạng hóa các nhà cung cấp, đối tác quân sự."
Sau khi cuộc tập trận với Mỹ kết thúc, ông Duterte dự kiến sẽ đến Bắc Kinh tham gia các cuộc đàm phán vào cuối tháng này. Các nhà phân tích sẽ theo dõi kết quả đàm phán và sau đó, đánh giá sự ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ nếu "đánh mất" nước đồng minh Philippines.
Theo nhà phân tích chính trị Richard Heydarian, Philippines có thể đang bị Mỹ "ngó lơ"
Theo Trà My - ABC News (Dân Việt)
Đồng Nhân dân tệ chính thức gia nhập giỏ tiền tệ quốc tế Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã chính thức đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ tiền tệ quốc tế. IMF chính thức đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế. Ngày 1.10, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã chính thức gia nhập giỏ tiền tệ quốc tế (SDR) của IMF. Sự kiện này đánh dấu...