Nhật Bản không tham gia ngân hàng AIIB
Ngày 31/3, chính phủ Nhật Bản đã loại trừ khả năng tham gia ngay lập tức Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng thành lập.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nêu rõ: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác là phải rất thận trọng về việc tham gia” ngân hàng này. Theo ông Aso, điều kiện để Nhật Bản tham gia AIIB là các khoản cho vay của ngân hàng này phải đáp ứng các quy định về môi trường và xã hội của nước này, và ban giám đốc AIIB phải thông qua các dự án một cách độc lập.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso. Ảnh: ibtimes.co.uk
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết Nhật Bản chưa nhận được giải thích rõ ràng từ phía Trung Quốc liên quan đến các lo ngại của Nhật Bản về việc quản lý ngân hàng trên. Ông nói thêm rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục liên hệ với phía Trung Quốc và phối hợp với các nước khác để có những giải thích rõ hơn về việc này.
Video đang HOT
Trước đó, nhiều nước đã công bố tham gia AIIB trước hạn chót cuối tháng 3/2015 mà Trung Quốc ấn định để nhận đề nghị tham gia để trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng này. Số thành viên sáng lập dự kiến đã lên tới hơn 40 nước, bao gồm các nước châu Á, châu Âu, Mỹ Latinh. Nhật Bản cùng với Mỹ và một số nước khác lo ngại việc thành lập ngân hàng này đặt ra thách thức đối với các thể chế tài chính hiện hành, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB)
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố dự án thành lập AIIB vào cuối năm 2015. Ngân hàng này sẽ đặt trụ sở tại Bắc Kinh với nguồn vốn ban đầu khoảng 50 tỷ USD và Trung Quốc sẽ là cổ đông lớn nhất. Theo dự án này, AIIB sẽ cung cấp các khoản vay cho xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, cầu và đường sắt tại các nước đang phát triển và mới nổi.
Theo Báo Tin tức
Hàn Quốc tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc và Mỹ
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cùng có chuyến thăm Hàn Quốc ở thời điểm này.
Hôm nay (16/3), tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-soo có cuộc thảo luận với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và các vấn đề song phương.
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-soo (phải) và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (trái)
Cuộc thảo luận diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Lưu Kiến Siêu tới Hàn Quốc và cũng trùng vào thời điểm diễn ra chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đến Seoul.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay cho biết, đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên kể từ khi ông Lưu Kiến Siêu đảm nhận cương vị phụ trách quan hệ giữa Trung Quốc với Hàn Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản hồi tháng 7/2014. Tại cuộc gặp lần này hai bên sẽ thảo luận khả năng triển khai hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc và việc Hàn Quốc tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đề xuất.
Trong chuyến thăm Hàn Quốc tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken đã đề cập việc triển khai hệ thống tên lửa tầm cao giai đoạn cuối, cho đây là hệ thống phòng thủ hữu ích đối phó các mối đe dọa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch này.
Nội dung thứ hai được đề cập trong cuộc gặp hôm nay giữa Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu và Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-soo là việc tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc đề xuất năm 2013.
Với mục tiêu giảm bớt phụ thuộc tài chính vào Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mà theo các nhà phân tích là giảm phụ thuộc vào Mỹ, nên Mỹ đã bày tỏ quan ngại về ngân hàng này, viện dẫn lý do thiếu minh bạch trong quá trình ra quyết định. Vì thế, hiện Hàn Quốc vẫn đang cân nhắc kế hoạch tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, sau khi Bắc Kinh thông báo thời hạn để trở thành thành viên sáng lập ngân hàng là cuối tháng 3 này.
Chuyến thăm Hàn Quốc của ông Lưu Liến Siêu trùng với thời điểm chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đến Seoul ngày 15/3. Theo kế hoạch, ông Daniel Russel sẽ gặp Thứ trưởng Lee Kyung-soo thảo luận các vấn đề cùng quan tâm và tái khẳng định sự liên minh chặt chẽ giữa hai nước. Trước chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, cuối tuần qua, trong cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc mang tên "Đại bàng non" (Foal Eagle), tàu chiến duyên hải USS Fort Worth LCS 3 của Mỹ đã được điều tới căn cứ hải quân Busan để tham gia tập trận.
Đây là lần đầu tiên, một tàu chiến duyên hải của Mỹ tham gia cuộc tập trận với 200.000 binh lính Hàn Quốc và 3.700 lính Mỹ. Chuẩn đô đốc Mỹ Lisa Franchetti cho biết: "Chuyến thăm lần này tới Bu-xan và sự phối hợp thành công của tàu chiến duyên hải trong cuộc tập trận thường niên này đã cho thấy rõ sự xuất hiện đầu tiên của tàu chiến duyên hải ở Hàn Quốc và khu vực Đông Bắc Á. Với tàu chiến duyên hải Phót Uốt và tất cả tàu hải quân của Mỹ đang hoạt động bên cạnh các tàu hải quân của Hàn Quốc, chúng tôi đang thực hiện các bài tập thực tế, phối hợp với nhau để nâng cao khả năng huấn luyện. Mục tiêu của chúng tôi là phối hợp để ngăn chặn bất kỳ hành động nào từ phía Triều Tiên và trong trường hợp cần thiết là để bảo vệ Hàn Quốc."
Cuộc tập trận Đại bàng non dự kiến diễn ra đến ngày 24/4 tới. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn với cáo buộc đây là "cuộc diễn tập xâm lược". Liên tiếp trong hai ngày mùng 2 và 12/3 vừa qua, Triều Tiên đã bắn 7 tên lửa đất đối không và 2 tên lửa tầm ngắn được cho tên lửa đạn đạo Scud xuống vùng biển phía Đông nước này./.
Quỳnh Hoa
Theo_VOV
44 quốc gia nhất trí sáng lập Ngân hàng hạ tầng châu Á 44 quốc gia đã cam kết trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu trước hạn chót vào hôm nay 31/3. Nhiều quốc gia châu Âu đã tuyên bố tham gia ngân hàng này, nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn đứng ngoài cuộc. Nga mới đây đã tuyên bố tham...